Sunday, July 20, 2014

Loãng xương từ suy thận

Suy thận là bệnh do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trong đó nguyên nhân hang đầu chính là soi than. Bởi vậy mà người bệnh cần có những phương pháp điều trị hợp lý. Tuy nhiên suy thận cũng có ảnh hưởng không ít nhiều đến chất lượng hoạt động xương của cơ thể chúng ta.


Bệnh nhân bị suy thận dễ bị loãng xương vì: quá trình tổn thương trong bệnh suy thận gây rối loạn cân bằng 2 chất canxi và phốt pho trong cơ thể, dẫn đến thiếu hụt canxi trong xương. Thận suy không thải trừ được lượng phốt pho thừa ra ngoài, nên nồng độ phốt pho tăng cao trong máu, cơ thể phải huy động canxi từ xương ra máu, dẫn đến mất canxi ở xương, lâu ngày gây loãng xương. Khi nồng độ canxi trong máu giảm, tuyến cận giáp là tuyến giúp điều hoà canxi trong cơ thể sẽ tăng hoạt động, dẫn đến canxi trong xương sẽ bị mất dần đi, gây loãng xương.


Mặt khác, do chức năng thận bị hỏng, than hu nó không thể biến đổi được vitamin D từ thức ăn sang dạng hoạt động nên cơ thể thiếu hụt vitamin D cũng là lý do gây loãng xương. Muốn phòng chống loãng xương do suy thận, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây: giảm lượng phốt pho trong khẩu phần ăn, dùng thuốc thấm phốt pho, bổ sung vitamin D, canxi, tập thể dục thường xuyên vừa sức cho xương được tăng cường chất canxi, cắt bỏ một phần tuyến cận giáp.

Sỏi thận cần tránh các loại thuốc gì?

Bệnh soi than đang là bệnh có tỉ lệ người mắc bệnh cao trong những năm qua ở Việt Nam gây ảnh hưởng không ít nhiều đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế mà người bệnh cần phải tuân thủ những phương pháp ăn uống, luyện tập thể dục thể thao cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên 1 số ít bệnh nhân vẫn còn chủ quan trong việc điều trị bệnh bằng thuốc, không “để ý” những thuốc cần tránh dẫn đến những tình trạng bệnh theo tình huống xấu hơn.


Đa số các loại thuốc: uống, tiêm, dùng ngoài da (nhỏ mắt, mũi, tai; đặt hậu môn, âm đạo) xông hít... đều đào thải qua thận dưới dạng biến đổi hay không biến đổi nên đều có thể gây hại thận, than hu tùy theo mức độ độc hại của thuốc. Người suy giảm chức năng thận nhẹ có độ thanh thải creatinin huyết thanh trên 150micro.mol/L và người trên 60 tuổi có độ thanh thải creatinin huyết thanh trên 120 micro.mol/L đã có thể gặp những trường hợp như: không bài xuất hết được thuốc hoặc chất chuyển hóa của thuốc nên tích tụ lại gây nhiễm độc cho cơ thể. Một số thuốc không có hiệu quả hoặc giảm tác dụng khi chức năng thận bị suy giảm.

Vì vậy, với những đối tượng này nên lưu ý tránh dùng các thuốc sau: thuốc điều trị bệnh glocom: acetazolamid,  thuốc chống ung thư: cisplatin; ifosfamid;  thuốc chống rối loạn lipid máu: clofibrat, kháng sinh chống nhiễm khuẩn nặng: colistin; thuốc chống viêm không steroid: indomethacin; ibuprofen; ketoprofen;  meloxicam; piroxicam; naproxen; tenoxicam, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2: metformin; thuốc kháng khuẩn tiết niệu: nitrofurantoin; thuốc giải độc kim loại: penicilamin; sulfonamid kháng khuẩn: sulfadiazin; các loại kháng sinh: neomycin; tetracylin và các thuốc cùng nhóm như: doxycylin,  myocylin...    

Tóm lại là bệnh nhân sỏi thận cần phải chú ý đến thành phần của thuốc trong việc điều trị bệnh, tránh tình trạng bệnh diễn biến và suy giảm theo chiều xấu, dẫn đến tình trạng suy thận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người.
(sưu tầm)

Sunday, July 13, 2014

Hoa quỳnh chữa sỏi thận

Thận là bộ phận đóng vai trò không nhỏ đến duy trì sự sống của con người. Do nhiều yếu tố tác động như môi trường hoặc do chế độ ăn uống mà thận bị suy yếu dẫn đến than hu, lâu dài có là sỏi thận. Nếu bệnh nhân đến giai đoạn sỏi thận không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người. Chính vì thế mà cần có những phương pháp điều trị thận hiệu quả. 

Trong dân gian, hoa quỳnh không còn xa lạ với mỗi người. Là loài hoa chỉ thường nở về đêm bây giờ không những mang lại vẻ đẹp thuần khiết và hoa còn là 1 loại thuốc chữa bệnh sỏi thận.

Cách chữa soi than, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20-30 g, dùng liền trong vài tuần.

Có thể phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: Hoa quỳnh 30 g, kim tiền thảo 20 g, diếp cá 20 g, rễ cỏ tranh 10 g, thái nhỏ, sắc lấy nước đặc chia 3 lần uống trong ngày.
Từ năm 1966 đến 1974, dược sĩ Phan Đức Bình đã nghiên cứu và khẳng định, dịch nhầy chiết từ hoa quỳnh tươi không những làm tan sỏi mà còn trị được chứng đái tháo đường. Cách dùng và liều lượng như trên.
Các công dụng khác:
Thuốc bổ mát, chữa ho có đờm, ho do lao và hen: Hoa quỳnh mới nở để tươi, thái nhỏ, hấp với mật ong hoặc nấu với trứng gà ăn nóng trong ngày. Người lớn 2 - 3 hoa, trẻ em 1- 2 hoa.

Chữa ho, viêm họng: Hoa quỳnh 30 g, lá xương sông 10 g rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát sạch cùng với mật ong 10 ml, đun cách thủy trong 15-30 phút. Để nguội, trộn đều, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa đau bụng, vết bầm tím sưng đau: Hoa quỳnh mới nở, cắt ngâm ngay vào rượu cho ngập trong 10-15 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 ml.

Theo tài liệu nước ngoài, có thể lấy hoa quỳnh 15-30 g thái nhỏ, nấu với thịt lợn nạc làm món ăn - vị thuốc chữa viêm phế quản, lao hạch, lao phổi.
(sưu tầm)

Thông tin cơ bản cần biết về suy thận

Suy thận là 1 trong những vấn đề sức khoẻ cộng đồng và có tỉ lệ người mắc bệnh cao. Nguyên nhân dẫn đến suy thận chủ yếu là soi than, tăng huyết áp, suy tim...Bệnh gây tổn thương đa cơ quan, gây ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý và gánh nặng về kinh tế đối với người bệnh và xã hội. Nếu không được duy trì điều trị sẽ dẫn đến tử vong. Chính vì thế y học có phát triển đến đâu thì vẫn chưa có hướng điều tri triệt để nào cả. Bởi vậy là chúng ta cần có những phương pháp hay chế độ ăn uống dinh dưỡng và thể dục thể thao hợp lý để có bảo vệ quả thận của mình tránh than hu.
Sau đây, PGS - TS Phạm Văn Bùi sẽ giúp cho người đọc chúng ta có những kiến thức về nguyên nhân cũng như hướng điều trị về bệnh suy thận.

Thursday, July 10, 2014

Bệnh nhân suy thận cần vitamin gì?

 Để cơ thể hoạt động bình thường, cần ít nhất là 13 loại Vitamins, theo một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ có thể có đủ Vitamins cần thiết. Tuy nhiên, bệnh nhân suy thận thường không có đủ các loại Vitamins là do: Phải theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt; Mất cảm giác ăn ngon miệng; phản ứng phụ của thuốc; Mất đi một số Vitamins trong quá trình lọc máu. Một số Vitamins phải hạn chế thậm chí phải tránh vì nó sẽ tích tụ trong cơ thể do thận không còn hoạt động.

Những Vitamin nào cần khi bị suy thận?
Có 2 loại Vitamins: Vitamin tan trong chất béo và Vitamin tan trong nước. Vitamin tan trong nước không tích tụ trong cơ thể và cần phải được thay thế hàng ngày qua chế độ ăn uống. Bệnh nhân suy thận cần các loại Vitamin tan trong nước; bao gồm các loại vitamins B1, B2, B6, B12, folic acid, niacin, pantothenic acid, biotin và một liều nhỏ  vitamin C.


Khi bị suy thận cần tránh những loại Vitamin nào?
 Các Vitamin tan trong chất béo (A, D, E và K) thường tích tụ trong cơ thể, vì vậy nên tránh, trừ khi bác sỹ kê đơn. Vitamin A đặc biệt cần được quan tâm, vì lượng độc tố cao có thể có trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Bác sỹ sẽ kê đơn dùng thêm Vitamin D, dựa vào kết quả xét nghiệm máu, đo lượng Canxi, phốt-pho và mức hócmon tuyến cận giáp (PTH).  Bệnh nhân suy thận cần dùng thêm activate vitamin D. Vitamin C cần dùng liều từ 60 đến 100mg. Cần để ý, Vitamin C có thể làm tăng mức oxalate, nó có thể lắng đọng trong xương và ở các mô mềm.

Làm sao để biết có cần dùng thêm Vitamin hay không?
Nếu bác sỹ không kê đơn cho bạn, hãy hỏi bác sỹ, vì bệnh nhân suy thận, soi than, than hu cần dùng Vitamin theo chỉ định của bác sỹ. Các loại Vitamin tổng hợp hay tăng lực có thể bao gồm những Vitamins và khoáng chất mà bệnh nhân suy thận không được dùng, vì vậy không tự ý mua thuốc mà cần theo đơn của bác sỹ.

Tại sao người suy thận cũng phải ăn nhạt

Trong chế độ ăn uống cho người suy thận, tôi thấy bác sĩ dặn phải kiêng muối và kali nhưng những bệnh nhân này lại rất thèm muối. Xin quý báo cho biết, vì sao lại phải kiêng muối và kali?

Trả lời

Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của nhiều bệnh thường gặp, nhất là bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh lý mạch máu thận, soi than... Mục tiêu căn bản trong điều trị bảo tồn suy thận mạn là tránh tổn thương thận, ngăn ngừa hay làm chậm sự tiến triển của suy thận mạn và điều trị hội chứng urê huyết cao. Đối với những bệnh nhân này, chế độ ăn nhạt là rất cần thiết, đặc biệt khi có phù, tăng huyết áp và suy tim. Muối chỉ nên dùng 1-2g/ngày, không nên ăn nhiều bột ngọt, bột canh, gia vị vì tất cả các loại này đều chứa natri. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần hạn chế kali. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào. Vì thế bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít, cam, chanh, lựu, các quả khô, hạt dẻ, lạc, cà phê. Các loại rau, quả ít kali là bầu, bí, susu, mướp, bắp cải, súp lơ, lê, táo, vú sữa, quýt, mận. Chế độ ăn nhạt làm người bệnh rất khó chịu, vì vậy cần thay đổi món ăn thường xuyên, còn người bệnh cần cố gắng thích nghi. Cần có những chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để bảo vệ thận tránh than hu

Tuesday, July 8, 2014

Sỏi tiết niệu - ai dễ mắc bệnh nhất?

Người mắc bệnh sỏi niệu lâu ngày nếu không được điều trị tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, lao động và sinh hoạt hằng ngày. Việc điều trị cũng khá tốn kém và là gánh nặng cho ngân sách bản thân, gia đình và xã hội.

Ai hay bị bệnh sỏi tiết niệu?
Bệnh sỏi đường tiết niệu hay xảy ra ở thận nhất, kế đó là sỏi niệu quản, sỏi bàng quang ít gặp hơn còn sỏi kẹt niệu đạo chỉ xảy ra ở đàn ông. Vì niệu đạo của đàn ông dài, sỏi khó thoát ra ngoài theo dòng nước tiểu.
Sỏi thường xảy ra ở đàn ông, với tỷ lệ 5 đàn ông mới có 1 phụ nữ mắc bệnh. Tuổi mắc sỏi niệu ở đàn ông trung bình từ 20 – 40 tuổi còn phụ nữ lại từ 25 – 40 tuổi. Tuy nhiên đến năm 55 tuổi trở lên, phụ nữ lại có nhiều người bị sỏi niệu. Nguyên nhân được các chuyên gia y học cho rằng do có sự thay đổi về nội tiết tố nữ và tình trạng loãng xương gia tăng ở lứa tuổi mãn kinh. Ở trẻ em, bệnh nhân mắc sỏi niệu thường dưới 10 tuổi, lứa tuổi từ 10 – 18 tuổi lại ít bị sỏi niệu hơn. Cũng chưa có lời lý giải nào khả dĩ chấp nhận được cho tình trạng trên.

Các chuyên gia về tiết niệu Trung Quốc nhận thấy rằng: sỏi niệu( soi than )thường xảy ra ở người nông thôn hơn là người thành thị, những người sống ở các vùng ven biển và các vùng núi đá vôi, nguồn nước chứa quá nhiều canxi cũng dễ bị bệnh hơn các vùng khác.
Người ta thấy rằng những chủng tộc khác nhau có tỷ bệnh sỏi niệu khác nhau. Theo y văn thì những người da đen và những người ở vùng nhiệt đới có tỷ lệ mắc bệnh tương đối thấp. Có tới 30% bệnh nhân sỏi niệu có yếu tố di truyền trong gia đình. Có người cho rằng không có yếu tố di truyền trong gen của những người này mà do họ chung sống trong một gia đình, có cùng chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng như lao động nên dễ phát sinh bệnh sỏi niệu. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là sỏi niệu ở những bệnh nhân có yếu tố di truyền rất hay tái phát và thường khó điều trị và để lâu dài bệnh sẽ dẫn đến thành suy thận

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi niệu
Sỏi niệu có liên quan khá mật thiết đến tình trạng khí hậu và thời tiết nơi sinh sống: khi khí hậu trở nên nóng bức, mồ hôi ra nhiều và nước tiểu bị cô đặc làm cho các tinh thể muối trong nước tiểu bị bão hòa và dễ bị kết tủa tạo sỏi trong thận hoặc bàng quang. Việc phát bệnh sỏi niệu cũng liên quan mật thiết đến mùa: mùa hè và mùa thu bệnh dễ mắc hơn mùa xuân và mùa đông. Việc uống nhiều thức uống chứa đường trong mùa hè cũng là nguyên nhân gây sỏi niệu.


Sỏi niệu có liên quan mật thiết đến nghề nghiệp của bệnh nhân: những người làm việc ở môi trường nắng nóng như thợ luyện kim, công nhân xây dựng, thủy thủ, những người làm việc trí óc căng thẳng như bác sĩ, nhân viên văn phòng... dễ bị mắc bệnh hơn những người làm nghề lao động phổ thông. Có những công trình nghiên cứu cho thấy bệnh sỏi niệu có liên quan đến các loại hormon gây stress ở người.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh bệnh, những người uống nhiều loại nước có chất canxi rất dễ bị bệnh, việc uống sữa quá nhiều cùng với các chất pha thêm vào sữa như melamin vừa qua cũng tăng nguy cơ gây bệnh vì tăng hàm lượng canxi hấp thu vào cơ thể. Uống ít nước, ăn quá mặn, ăn nhiều các thức ăn giàu canxi có mặt tốt nhưng cũng tăng nguy cơ bị bệnh than hu lên cao.

Bệnh sỏi niệu có thể phòng ngừa được


Việc uống đủ nước, nhất là khi thời tiết quá nóng bức hoặc làm việc nặng trong môi trường có nhiệt độ cao, phòng tránh và điều trị tốt các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, có một chế độ ăn hợp lý, không quá nhiều các sản phẩm có canxi và các chất có thể gây sỏi... là chúng ta có thể tránh được căn bệnh gây nhiều tác hại và đang là tiêu điểm của dư luận như hiện nay.