Thursday, April 10, 2014

Suy thận mãn

Suy thận mãn là gì? Biểu hiện của nó như thế nào?... có lẽ được rất nhiều người quan tâm.
Bệnh suy thận mãn
Bệnh suy thận mãn (ảnh minh họa)
Ở người bình thường đều có 2 quả thận và có khoảng 1 triệu đơn vị thận, họ có thể mất 50% số đơn vị thận nhưng vẫn sống bình thường, nhưng nếu quá số lượng này thì hiện tượng suy thận sẽ bắt đầu xảy ra.

Dấu hiệu nhấn biết bệnh suy thận
Nhận biết qua số lượng nước tiểu thải ra trong ngày:  Nếu bệnh nhân không có nước tiểu, hoặc nước tiểu đi được có lượng dưới 100ml trong vòng 24g là dấu hiệu cho biết bị suy thận cấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các dấu hiệu khác như phù, sưng mặt, sưng mi mắt do ứ nước trong cơ thể.
Trong khi đó, triệu chứng của bệnh suy thận mãn lại kín đáo hơn. Bệnh nhân thường chỉ có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, không muốn ăn, thiếu máu (thận còn có chức năng tiết ra kích thích tố để sinh hồng cầu). Nếu không để ý, bệnh nhân sẽ không đi khám bệnh và bỏ qua các triệu chứng này.
Để chẩn đoán suy thận mãn, phải cần đến những xét nghiệm cơ bản là đánh giá nồng độ urê máu và créatinine máu. Để phát hiện sớm một bệnh nhân có bị suy thận mãn hay không, trong quá trình theo dõi các bệnh lý nội khoa (cao huyết áp, tiểu đường…) bác sĩ phải thường xuyên cho bệnh nhân kiểm tra định kỳ hai chỉ số urê và créatinine.

Cách phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa suy thận mãn, khi bị nhiễm trùng đường tiểu phải đi khám và điều trị đúng cách; tránh bị sạn thận bằng cách uống nước nhiều. Khi bị sạn thận (cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu) phải điều trị ngay để không gây bế tắc. Uống đủ nước để duy trì lượng nước tiểu khoảng 1,5 lít/ngày.
Không nên ăn quá nhiều đạm động vật, vì ăn nhiều đạm sẽ làm thận phải hoạt động nhiều hơn (chức năng chính của thận là biến dưỡng chất đạm). Tránh ăn mật cá, mật rắn, tránh để nhiễm trùng, nhiễm độc…
Khi bệnh nhân có bệnh cao huyết áp, tiểu đường... cần tuân thủ điều trị thuốc và thực hiện chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ.
Với những người chỉ còn một thận (cho người khác một thận, có bệnh lý bị teo một thận, bị sạn thận làm hư mất một thận, bị chấn thương mất một thận...), không có dự trữ thứ hai, tuyệt đối tránh các biến chứng do những bệnh khác gây ra.
Vậy còn nước tiểu đục, tiểu ra máu, tiểu đêm, đau lưng liên quan đến bệnh thận hay không? Nước tiểu đục có ba nguyên nhân. Tiểu ra máu có đến hơn... 100 nguyên nhân. Đau lưng có nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều lý do làm ta phải thức dậy tiểu đêm.
Vì vậy, để biết chính xác việc tiểu đục, tiểu ra máu, đau lưng, tiểu đêm... liên quan đến bệnh lý thận hay không, bệnh nhân đến bệnh viện để khám bệnh. Hiện nay ở TP.HCM, các bệnh viện đã làm được nhiều loại xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng... để tầm soát và phát hiện sớm các bệnh lý về thận.

(Theo Tuoitre.com.vn)

Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận

Soi than có lẽ là một trong những bệnh không còn là khái niệm xa lạ với mọi người, tuy nhiên chưa hẳn ai cũng đã biết hết đến những hậu quả cũng như những nguy hiểm rình rập từ căn bệnh soi than nay.
dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận
Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận (ảnh minh họa)
Theo thống kê trung bình cho thấy từ 25 - 30% bệnh nhân bị cắt thận trong số những người mắc sỏi thận gây viêm thận, bể thận. Tỉ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10 - 20%, đây là nguyên nhân thứ ba sau bệnh nhiễm cầu thận nguyên phát và viêm cầu thận thứ phát gây suy thận mạn tính. Sỏi hệ thống tiết niệu là một cấu trúc phức tạp dạng rắn được tạo ra từ các chất như canxi, photpho...
Phân loại bệnh
Sỏi thận có thể được phân chia vị trí như: sỏi thận (sỏi đài thận, sỏi bể thận), sỏi niệu quản (sỏi niệu quản đoạn trên, sỏi niệu quản đoạn giữa, sỏi niệu quản đoạn giữa, sỏi niệu quản đoạn dưới), sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.
Bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi cát hay sỏi bắt đầu di chuyển xuống bụng, bẹn và đùi. Khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đâu thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh và sình bụng.
Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, người bệnh hay buồn đi tiểu. Nếu sỏi chặn toàn bộ thiết diện trong đường tiểu thì nước tiểu bắt đầu tích tụ trong thận, gây ra các cơn đau sỏi thận. Giai đoạn này có thể xuất hiện máu trong nước tiểu, nhất là khi có cơn đau mạnh hay lao động nặng. Có khi sỏi được thải ra ngoài cùng nước tiểu. Khi thấy có cảm giác khó chịu ở vùng eo dù không nặng cũng cần nhanh chóng đến khám bác sĩ tiết niệu.
Các triệu chứng của bệnh
Đau đớn từng cơn, đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi. Đó là do sỏi nút lại như nút chai, khiến nước tiểu không thoát ra ngoài được. Khi nước tiểu bị tắc nhiều hay ít sẽ tạo ra các cơn đau khác nhau. Nhiều khi bệnh nhân cảm thấy đau, cựa mình một lúc lại hết đau là do viên sỏi chưa quá lớn, lúc đầu gây bít tắc nước tiểu, nhưng viên sỏi lại di chuyển vị trí khiến nước tiểu rỉ ra được một chút làm cơn đau giảm bớt.
Đau một bên là do bị sỏi ở một bên thận, và nếu bị sỏi cả hai thận thì người bệnh sẽ đau cùng lúc cả hai bên hố thắt lưng.
Tiểu ra máu do sỏi va vào thành niệu quản, gây xước và chảy máu. Tiểu buốt, tiểu dắt.
Cũng có khi hòn sỏi to di chuyển xuống gây tắc niệu quản dẫn đến ứ nước, thận căng to và đau dữ dội cả vùng trước và sau hố thắt lưng. Cũng có khi hòn sỏi nhỏ di chuyển chỉ gây đau nhẹ và lan nhanh.
Đau vùng hố sườn lưng, thường đau âm ỉ một bên hoặc cả hai bên. Đau cả vùng hạ sườn. Khi vỗ hố lưng, bệnh nhân nhức nhối. Thường do sỏi đài bể thận. Khi có kèm thận to thì có thện ứ nước hoặc ứ mủ và hòn sỏi có thể ở niệu quản.
Đau kèm bí tiểu: Sỏi đã chít tắc cổ bàng quang hoặc đã ra niệu đạo.
Sưu tầm