Showing posts with label benh soi than. Show all posts
Showing posts with label benh soi than. Show all posts

Thursday, August 21, 2014

Cách ngăn ngừa sỏi thận

Bố tôi bị soi than , điều trị đỡ nhưng hay bị tái phát. Xin bác sĩ cho biết cách phòng và chữa bệnh sỏi thận thế nào để không bị tái phát?
Nguyễn Thị Vui  (Phú Thọ)


Do rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, sỏi thận hình thành khi lượng nước tiểu quá ít, hoặc nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Sỏi thận có nhiều kích cỡ, từ nhỏ như hạt cát tới to bằng quả trứng. Có 4 loại sỏi thận là: sỏi canxi, sỏi phosphat ammonium magnesium, sỏi acid uric và sỏi cystine. Trong thời gian hình thành sỏi không gây ra triệu chứng gì nên bệnh nhân không biết. Cho đến khi sỏi gây đau hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Các triệu chứng sỏi thận là: cơn đau, đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn, trướng bụng; tiểu ra máu; sốt 38 - 39oC; thận to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước tiểu đục.


Điều trị: loại trừ sỏi thận bằng nhiều cách như uống nhiều nước, trên 2 lít một ngày có thể làm cho sỏi tự ra khi đi tiểu; tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng siêu âm; đưa một máy tán sỏi qua da vào thận tán viên sỏi vỡ ra nhờ sóng siêu âm, sau đó hút vụn sỏi ra ngoài qua ống; phẫu thuật lấy sỏi. Cần điều trị sỏi thận kịp thời và dứt khoát, hiệu quả để tránh tình trạng xấu dẫn đến suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người.

Để phòng sỏi tái phát cũng như hạn chế than hu bằng cách: hạn chế các thức ăn chứa nhiều canxi, oxalat như sữa, pho mát, nước chè đặc..., ăn ít đạm động vật nếu bị sỏi acid uric. Uống nhiều nước (khoảng 2 - 3 lít/ngày).
trang ch

Điểm danh bệnh "cấm kỵ" khi ăn dưa hấu

Dưa hấu là loại quả mang tính mát và nhiều nước nên được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là vào mùa hè nóng bức. Quả có tác dụng giải nhiệt, khát...rất tốt cho cơ thể của bạn. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được loại quả này. Đó là những người bị bệnh thận: than hu, suy thận... hay là những bệnh nhân tiểu đường, dạ dày... Chính vì thế mà cần có những thông tin cần thiết về loại quả này đối với các bệnh nhân bị bệnh.

Bệnh nhân suy thận

Suy thận có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên chủ yếu là do soi than không được chữa trị hợp lý và kịp thời dẫn đến suy thận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người. Đối với những người bị suy thận, chức năng của thận giảm đi rất nhiều, vì vậy họ thường bị phù ở chân tay hơn so với cơ thể. Nếu những bệnh nhân này ăn dưa hấu quá nhiều, cơ thể sẽ thừa quá nhiều nước mà không thể thải ra ngoài kịp thời. Trong trường hợp này, lượng nước dư thừa sẽ được lưu trữ trong cơ thể, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng phù nề, thậm chí cũng có khả năng gây suy tim cấp tính. Do vậy, bệnh nhân suy thận nên ăn ít hoặc không ăn dưa hấu.Bệnh nhân bị loét miệng
Theo y học cổ truyền, loét miệng là do sự thiếu hụt nhiệt bên trong. Dưa hấu có thể thông đường tiểu, do đó, nếu bệnh nhân loét miệng ăn dưa hấu quá nhiều, nó có đẩy rất nhiều nước ra khỏi cơ thể, trong khi nước cần thiết cho sự phục hồi, do đó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh.

Bệnh nhân tiểu đường
Dưa hấu có chứa khoảng 5% carbohydrates, hầu hết trong số đó là sucrose, glucose và fructose. Do vậy, ăn dưa hấu sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng. Những người khỏe mạnh có thể tiết ra insulin kịp thời, để giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường. Tuy nhiên với các bệnh nhân tiểu đường thì khác.
Nếu họ ăn quá nhiều dưa hấu trong một thời gian ngắn, nó không chỉ sẽ làm tăng lượng đường trong máu mà còn có thể dẫn đến nhiễm axit do rối loạn chuyển hóa, mà thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Do vậy những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều dưa hấu vì có thể là nguyên nhân khiến bệnh trầm trọng thêm.


Bệnh nhân dạ dày
Dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, nếu ăn nhiều dưa hấu có thể làm cho toàn bộ phần nước cần thiết để phục hồi chỗ viêm loét bị đào thải ra ngoài, tình trạng bệnh thêm kéo dài.

Phụ nữ mang thai
Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.
Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh.
Ngoài ra, khi cơ thể đang bị nhiễm lạnh, dù là cảm lạnh hay nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng không nên ăn dưa hấu.


Tuesday, August 19, 2014

"Hiểu lầm" thú vị về nước chanh

Chanh là loại thực phẩm quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Trong đó nước chanh không đơn thuần là một liệu pháp làm đẹp mà còn có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe của chúng ta trong đó có bệnh than hu,... Tuy nhiên lại có những "hiểu lầm" về nước chanh.

1. Nước chanh có thể gây ra sỏi trong cơ thể

Theo một số người, nước chanh không thể ăn cùng với những thực phẩm giàu canxi, bởi vì canxi và axit citric chanh có thể tạo thành kết tủa, thậm chí còn gây ra sỏi trong cơ thể, ý nghĩ này thật sai lầm. Bởi vì calcium citrate đều hòa tan trong nước, theo thí nghiệm, độ hòa tan của calcium citrate là 0,02g/100g nước, tưởng chừng không cao, nhưng calcium citrate lại là nguyên liệu tốt để chế tạo ra những sản phẩm bổ sung canxi, do nó không cần axit dạ dày để giúp hấp thụ vào cơ thể.
Trên thực tế, axit citric sẽ không tạo sỏi như axit oxalic. Trái lại, các axit hữu cơ như axit citric giúp hấp thụ nhiều loại khoáng chất như canxi, magie, sắt… Nghiên cứu còn chứng minh, axit citric cũng giúp phòng ngừa soi than , thậm chí còn được dùng trong việc điều trị bệnh sỏi thận, suy thận.

2. Đau dạ dày không được uống nước chanh
Có người cho rằng, người nào đau dạ dày thì không thể uống nước chanh, bởi vì tính axit quá mạnh có thể kích thích dạ dày, axit dạ dày quá nhiều thì không tốt. Nhưng trên thực tế, ngâm một lát chanh trong một bình nước lớn, vị chanh lúc này rất nhạt, về cơ bản không chua mấy, chưa đến mức gây loét dạ dày.
Ngoài ra, do axit citric giúp hấp thụ nhiều loại khoáng chất, nên người phương Tây thích rưới nước cốt chanh lên các món cá, thịt, trứng…để có thể giúp tiêu hóa. Đối với những người khó tiêu hóa, thêm một lát gừng trong nước chanh, uống khi dùng bữa sẽ giúp thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa.

3. Pha nhiều chanh mới tốt
Khi pha nước chanh nhất định phải pha loảng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3- 4 cốc nước. Khi pha kiểu này, nước chanh mới không có vị chua quá gắt, không cần thêm đường hay mật ong vẫn có thể uống được mà hàm lượng calo lại thấp. Chanh nhất định phải giữ nguyên cả vỏ, cắt thành lát mỏng, bởi vì phần vỏ có chứa flavonoid cao hơn so với phần thịt của quả chanh. Hơn nữa tinh dầu chanh cũng chủ yếu tập trung ở vỏ chanh, khi thái lát mỏng, thành phần hương thơm trong vỏ chanh dễ dàng bay ra ngoài, đồng thời giữ lại được các chất chống oxy hóa.
Do cam cũng là một trong những loại quả có múi như cam, quýt nên vỏ chanh cũng chứa flavonoid mang vị đắng. Khi trời nóng sau khi uống một cốc nước chanh vừa có một chút vị đắng kết hợp với một chút vị chua, bạn sẽ có cảm giác giải khát.

4. Không dùng nước nóng để pha
Nhiều người cho rằng, không được pha nước chanh bằng nước nóng, vì sợ mất vitamin C. Thực tế là, nước pha chanh không thể quá lạnh, nếu không hương vị sẽ không bay được ra ngoài. Do tính axit của chanh khá mạnh, khả năng chịu nhiệt của vitamin C dưới điều kiện có tính axit khá tốt, nên không dễ bị mất đi. Nếu pha nước chanh với nhiệt độ nước 60 độ thì hoàn toàn không vấn đề gì.
Uống nước chanh ấm hàng ngày là cách dễ nhất để bổ sung lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày cũng như giúp cơ thể hoạt động sung sức.

5. Chanh có tính axit
Hiện giờ, khá nhiều người vẫn băn khoăn không biết chanh là thực phẩm tính axit hay thực phẩm tính kiềm. Rõ ràng uống nước chanh có vị chua, giá trị PH cũng là tính axit, tại sao vẫn gọi là thực phẩm tính kiềm? Đó là bởi vì mặc dù trong quả chanh có axit citric, nhưng axit citric có thể chuyển hóa trong cơ thể thành carbon dioxit và nước, sau đó carbon dioxide thải ra ngoài theo đường thở, nên tính axit cũng bị loại bỏ.

Còn các ion kali, canxi trong chanh lại được lưu lại trong cơ thể với hình thức của các cation kim loại, do đó được gọi là “thực phẩm tính kiềm”.
(tổng hợp)

Điểm danh những thói quen gây nên sỏi thận

Hiện nay, theo thống kê thì tỉ lệ người mắc bệnh thận: than hu... hay những bệnh liên quan và bệnh lý khác thì dân văn phòng đang chiếm tỉ lệ cao. Với những đặc thù và tính chất công việc đã vô hình đã hình thành nên những thói quen xấu, lâu dài thành bệnh. Đó là những thói quen nào? 



1. Không ăn bữa sáng
 Nếu không ăn sáng, sỏi mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.

2. Không thích uống nước

 Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên soi than và sỏi đường tiết niệu.
 Ít vận động là thói quen của dân văn phòng nên dễ gây sỏi thận, sỏi mật... và cần phải có những phương pháp điều trị hợp lý để lâu dài sẽ thành bệnh suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người.

 3. Không thích vận động
 Nếu ít vận động khiến lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Đồng thời, thành bụng trong cơ thể sẽ lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó hình thành nên sỏi mật.

4. Ăn quá nhiều dầu mỡ

 Thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.
(sưu tầm)

6 tips lý do bạn không nên ăn nhiều đậu phụ

Từ xưa đến nay thực phẩm từ đậu này đều được mọi người biết đến là chất dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe. Đó là sữa đậu nành hay đậu phụ, bởi vậy mà có nhiều người tin dùng và ưu chuộng. Tuy nhiên ăn đậu phụ nhiều có thể gây hại cho sức khỏe. Chính vì thế mà bạn đọc cần có những thông tin cần thiết để chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như gia đình mình.

1. Suy giảm chức năng thận
Trong những trường hợp bình thường, khi ăn vào cơ thể, thức ăn thông qua sự trao đổi chất của protein thực vật, và cuối cùng hầu hết các chất thải chứa nitơ qua sự bài tiết của thận.
Người già, thận giảm khả năng bài tiết chất thải, nên nếu ăn nhiều đậu phụ, tiêu thụ nhiều protein thực vật sẽ làm tăng gánh nặng cho thận vì buộc thận lọc các chất thải nhiều hơn lúc đó khiến cho than hu. Lâu dài sẽ làm giảm chức năng thận và nguy cơ dẫn đến soi thansuy thận là rất cao. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của con người.
2. Khó tiêu
Đậu phụ rất giàu protein, ăn quá nhiều sẽ không chỉ cản trở cơ thể hấp thu sắt và protein một cách dễ dàng mà còn dẫn đến chứng khó tiêu, trướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
3. Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch
Các chuyên gia y tế nói rằng, trong đậu phụ đồng thời cũng rất phong phú chất methionine, methionine dưới tác động của enzym có thể được chuyển đổi sang cysteine.
Homocysteine ​​có thể làm tổn thương tế bào nội mô trong thành động mạch, dễ dàng để làm lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
4. Thiếu hụt iốt:

Đậu phụ từ đậu nành có chứa một chất gọi là saponin, có thể thúc đẩy bài tiết i-ốt trong cơ thể con người. Do vậy, nếu tiêu thụ đậu phụ lâu dài có thể dễ dàng dẫn đến thiếu hụt iốt, khiến cơ thể bị bệnh thiếu i-ốt.
5. Để thúc đẩy bệnh gout
Đậu phụ làm cho rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể, đặc biệt là với bệnh nhân gout. Tiêu thụ đậu phụ làm cho nồng độ axit uric trong huyết thanh cao dễ dẫn đến các cuộc "tấn công" của bệnh gout.
Đậu phụ làm cho rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể, đặc biệt là với bệnh nhân gout.
6. Giảm đáng kể lượng tinh trùng của nam giới
Nam giới nên cẩn thận khi ăn đậu phụ và các sản phẩm đậu nành khác. Theo một số báo cáo của trường học Y tế công cộng Harvard, Mỹ, thì nếu tiêu thụ các sản phẩm đậu tương hàng ngày sẽ làm cho số lượng tinh trùng của nam giới giảm đáng kể.
Các sản phẩm đậu nành có ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nam giới, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến sự sinh tinh. Đậu nành và các sản phẩm giàu phytoestrogens isoflavone, nếu tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến mức độ androgen nam, dẫn đến một loạt các hậu quả xấu.
Ăn quá nhiều đậu nành có thể ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng nam. Trong 5 năm qua, những người ăn sản phẩm đậu nành sẽ có xác suất rối loạn chức năng cương dương cao hơn 3,46 lần so với những người khác.
Nhìn chung, đậu phụ là tốt, nhưng chúng ta không nên ăn mỗi ngày, một món ăn và không ăn quá nhiều. Các người già và người bị bệnh thận, thiếu máu thiếu sắt, bệnh gút, xơ vữa động mạch... càng nên kiểm soát tiêu thụ các sản phẩm đậu nành.


Saturday, August 16, 2014

Điểm danh sai lầm uống nước không đúng cách

Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta thì nhu cầu cung cấp nước cho cơ thể là rất cao. Tuy nhiên uống đủ nước không phải là điều đơn giản. Hiện nay nhiều người cho rằng uống đủ nước là được. Nhưng thật ra lại không phải. Những thông tin sau đây sẽ giúp cho bạn đọc có những thông tin cần thiết về cách uống nước sao cho hiệu quả,

Tránh uống cà phê và trà
Nhiều người vẫn nghĩ cà phê và trà không phải là thức uống giải khát theo đúng nghĩa của nó. Họ nghĩ đây là hai loại thức uống không cung cấp nước cho cơ thể. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Lisa Cashman cho biết: “Chất caffeine trong cà phê và trà có tác dụng lợi tiểu tránh than hu .Vì vậy nhấm nháp một ly cà phê vẫn tốt hơn là không uống gì”.
Uống nước trong khi tập thể dục, thay vì uống trước đó

Larysa DiDio - Huấn luyện viên, người sáng lập Trung tâm Thể dục thể hình PFX (Mỹ) - tư vấn: “Ngay cả khi bạn nhâm nhi thường xuyên một thứ thức uống gì đó trong lúc đang tập thể dục, bạn cũng có nguy cơ đau đầu cao nếu trước đó bạn không uống đủ nước. Nên cố gắng uống ít nhất một ly nước khoảng 30 phút trước khi đi tập”.
Uống nước ít lần

Thường thì đa số mọi người sẽ uống nước khi thấy khát, trời nóng hoặc đang tập thể dục. Tuy nhiên, không phải chỉ những lúc đó cơ thể bạn mới cần nước. Bạn cũng nên uống nước ngay cả khi đang làm việc. Nếu để cơ thể trong tình trạng thiếu nước, bạn dễ mắc các bệnh như soi than, viêm đường tiểu và nếu không được chữa trị kịp thời thì rất dễ có nguy cơ bị suy thận từ sỏi thận
Nhầm lẫn giữa việc ăn và uống
Mặc dù các loại thức ăn chứa nhiều nước có thể bổ sung nước cho cơ thể nhưng chúng không thể thay thế nước hoàn toàn. Bạn cần uống nước ngay cả khi đã ăn nhiều loại trái cây, thực phẩm nhiều nước. Hãy uống nước trước khi ăn để đảm bảo bạn không quên việc uống nước. 

Luôn luôn uống 8 ly nước mỗi ngày
Trước đây, đã từng có đề xuất uống 8 ly nước một ngày, mặc dù lượng nước cần thiết đối với mỗi người khác nhau. Lượng nước cơ thể cơ thể cần phụ thuộc vào kích thước và trọng lượng của mỗi người.
Bạn cũng nên trừ hao lượng nước từ các loại thực phẩm giàu nước và trái cây, dù chúng không thể thay thế nước hoàn toàn. Ví như một quả táo có thể thay thế một cốc nước nhỏ. Keri Gans - tác giả cuốn The Small Change Diet - cho biết: “Bạn có thể lấy số cân nặng chia 2 để có được số ounce nước (1 ounce = 28,35 gram) cần thiết cho cơ thể mỗi ngày”.
(sưu tầm)


Sỏi thận - nên và không nên ăn gì?

Bệnh soi than là bệnh đang có tỉ lệ người bệnh mắc bệnh cao và nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến tình trạng suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chính vì thế mà cần có những chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý nhất để hạn chế tình trạng bệnh phát triển.

Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi


1. Các loại thịt và thịt gia cầm: Giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và cá vì đây là những thực phẩm rất giàu protein. Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.

2. Một số loại rau quả: Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên than hu, sỏi thận. Ví như rau bina được cho là tạo nhiều oxalat nhất.

Ngoài ra, các loại thực phẩm khác có chứa oxalate bao gồm các loại đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê và đậu phộng.

3. Muối: Bạn nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu.

Thực phẩm nên ăn khi bị sỏi thận


1. Canxi: Ban đầu nhiều người nghĩ rằng sự gia tăng đáng kể mức tiêu thụ can-xi trong chế độ ăn uống sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, điều này giờ đây đã chứng minh là không chính xác.

Thực tế, việc “nạp” các thực phẩm chứa can-xi chủ yếu là từ các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua... giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

2. Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể. Với những người bị sỏi thận, các chuyên gia y tế khuyên nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp thải lọc những viên sỏi nhỏ hoặc các chất dư thừa trong thận mà có thể hình thành sỏi.



Wednesday, August 13, 2014

Phương pháp chăm sóc bệnh nhân chạy thận

Việc điều trị suy thận mãn ở giai đoạn cuối bao gồm nhiều phương pháp, trong đó có chạy thận nhân tạo.Người bệnh chạy thận nhân tạo cần các biện pháp hỗ trợ để điều trị một số biến chứng như thiếu máu, tăng huyết áp, rối loạn canxi và phosphat...

Khi thận bị suy thì khả năng thanh lọc một số chất tạo ra do quá trình chuyển hóa giảm, dẫn đến tình trạng tăng chất urê trong máu, đồng thời có sự ứ trệ muối, nước gây phù nề, ảnh hưởng đến huyết áp và tim. Vì vậy, kết hợp với điều trị thuốc thì chế độ ăn trong giai đoạn này cần giảm đạm và hạn chế muối.
Cơ chế hoạt động của "máy lọc" là loại bỏ các chất cặn bã, nhưng quả thận bị suy sẽ không đảm đương được chức năng bài tiết, do vậy một số chất dinh dưỡng cũng bị thất thoát ra ngoài qua màng lọc, đặc biệt là chất đạm, chất khoáng như canxi, magiê, một số vitamin như vitamin C, vitamin nhóm B, acid folic...
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt này thì chế độ ăn hằng ngày cần bổ sung các chất trên và hạn chế các chất có nguy cơ thừa, nhằm duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt trong quá trình lọc thận để kéo dài thời gian và chất lượng sống cho những bệnh nhân chạy thận nhân tạo tránh gây than hu
Về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh chạy thận nhân tạo, theo BS. Lê Thị Ngọc Vân, chuyên khoa dinh dưỡng, cần theo những nguyên tắc cơ bản là năng lượng cao, giàu chất đạm, giàu canxi, hạn chế nước, ít natri, ít kali, ít phosphat, đủ vitamin. Cụ thể:

Chế độ ăn giàu chất đạm (Protein)
Người bình thường cần khoảng 1g/kg/ngày (Ví dụ: người 50kg thì cần 50g đạm/ngày). Người bệnh soi than, chạy thận nhân tạo cần nhiều chất đạm hơn, khoảng 1,2g - 1,4g/kg/ngày (lấy số cân nặng nhân với 1,2 - 1,4, như vậy người nặng 50kg cần từ 60g - 70g chất đạm/ngày).
Thực phẩm giàu chất đạm bao gồm:
100g thịt heo, thịt bò có 20g chất đạm, 1 quả trứng gà hoặc 2 lòng trắng trứng có 7g đạm; 250ml sữa dinh dưỡng cung cấp 10g đạm; 1 hộp sữa bò tươi không đường (180ml) có 7g đạm; 1 miếng phô mai đầu bò có 4g đạm.
Trung bình mỗi ngày cần khoảng 120 - 150g thịt hoặc cá nạc, 1 quả trứng gà (hoặc 3 trứng cút), 1 ly sữa 200ml, 1 hũ yaourt hoặc 1 miếng phô mai... để cung cấp đủ lượng đạm cần thiết. (Chú ý phô mai có nhiều muối và phốt pho nên không ăn nhiều).
Nếu người bệnh ăn kém (mỗi bữa chỉ ăn vài muỗng cơm hoặc một chút cháo) thì nên uống bổ sung 3 - 4 ly sữa dinh dưỡng giàu đạm mỗi ngày để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Đảm bảo đủ năng lượng

Cần cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể để phòng chống suy dinh dưỡng trong quá trình chạy thận.
Nhu cầu 35 - 40 kcal/kg/ngày (tính cân nặng trước chạy thận). Người 50kg cần 1.800 - 2.000 kcal/ngày. Chất tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, chiếm 50 - 60% tổng năng lượng khẩu phần ăn. Chất bột bao gồm cơm, bún, mì, nui, phở, khoai, miến...
Ngoài ba bữa ăn chính cần bổ sung các bữa ăn phụ như sữa giàu đạm, khoai củ, bột sắn dây...
Trước khi lọc thận nên ăn một bữa đủ chất (cơm, cháo, khoai củ kèm với thịt, cá, trứng, rau củ), nếu bệnh nhân ăn kém thì thay thế bằng một ly sữa hoặc bột ngũ cốc giàu năng lượng và đạm để cung cấp đủ dinh dưỡng, bù chất đạm bị thất thoát, đồng thời đề phòng hạ đường huyết trong và sau khi lọc thận.

Chất béo
Gần 1/3 nguồn năng lượng cần cho cơ thể được cung cấp từ chất béo. 1g chất béo cung cấp 9kcal, trong khi 1g bột đường hoặc 1g đạm chỉ cung cấp 4kcal, 1 muỗng cà phê chứa 5g dầu cung cấp 45kcal.
Mỗi ngày dùng thêm 5 muỗng cà phê dầu sẽ cung cấp 225kcal (bằng năng lượng của 1 chén cơm đầy hoặc 2 chén cháo đặc).
Cần bổ sung dầu ăn khi chế biến các món ăn (cho thêm vào cháo, súp, canh, trộn, chiên, xào...) để tăng cường năng lượng.
Nên ưu tiên dầu nành, dầu hướng dương, dầu cải để trộn thêm vào món ăn. Hạn chế thịt mỡ, đồ lòng, bơ, dầu dừa, nước cốt dừa để giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa mỡ máu.
Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn
Không ăn thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối (dăm bông, xúc xích, chả lụa, thịt hộp, dưa muối chua...). Các món ăn cần nêm ít muối, bột nêm (nấu nhạt hơn bình thường). Ngoài ra, chú ý không dùng nước chấm mặn.
Lượng muối trong thực phẩm:
100g dăm bông, giò lụa có 800mg muối, 1 miếng phô mai đầu bò có 225mg muối, 1 muỗng cà phê nước mắm có 1g muối, 1 muỗng cà phê nước tương có 0,7mg muối, 1 gói mì ăn liền có 2g muối.
Tổng lượng muối sử dụng trong ngày không quá 4g.


 Hạn chế nước

Tổng lượng nước dùng trong ngày khoảng 1 lít (nếu bệnh nhân không có nước tiểu), bao gồm cả nước trong món ăn, thức uống. Nước từ thức ăn (canh, súp, cháo, sữa, yaourt, trái cây...) chiếm khoảng phân nửa nhu cầu nước.
Tránh dùng nước ngọt có gas có nhiều đường. Nên uống từng ngụm nước, rải đều trong ngày. Uống ít nước canh và nước rau quả vì sẽ có nhiều muối và kali.

Rau, trái cây
Rau, trái cây cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Tuy nhiên, chúng có chứa nhiều kali và khi kali trong máu tăng cao sẽ gây nguy hiểm như loạn nhịp tim, và có thể gây ngưng tim.
Nhu cầu kali mỗi ngày không quá 2g, vì vậy nên chọn các loại rau, trái cây có chứa ít kali.
Cách chế biến thực phẩm để giảm kali: Cắt nhỏ, ngâm hoặc nấu với hai lần nước, hoặc luộc bỏ nước.
Mỗi ngày có thể dùng 100 - 150g rau củ và 100g trái cây tươi.

Vitamin và muối khoáng

 Cùng với việc hạn chế ăn rau và trái cây, việc nấu với nhiều nước và chính sự lọc thận sẽ đưa đến sự thiếu hụt các vitamin B1, B6, vitamin C, acid folic, chất sắt, canxi. Vì vậy, cần uống bổ sung các loại này theo chỉ định của bác sĩ.

Cần hạn chế ăn đồ lòng, tôm, cua, lòng đỏ trứng, sôcôla, phô mai để hạn chế tăng phốt pho.
(sưu tầm)

Uống bia như thế nào để ngừa sỏi thận?

Mỗi khi đến mùa hè, với tính chất thời tiết oi nóng nên bia hơi là sự lựa chọn hàng đầu của các đấng mày râu giải khát. Tuy nhiến thường các đấng mày râu sẽ không quan tâm đến vấn đề về ăn uống nên lạm dụng dẫn đến tình trạng các bệnh lý liên quan. Bởi vậy các thông tin sau đây sẽ giúp cho các bạn đọc có thêm thông tin uống bia như thế nào để ngăn soi than.


Khi cơ thể được cung cấp một lượng nước nhỏ, thành phần canxi sẽ có cơ hội kết hợp với muối và các khoáng chất khác hình thành nên sỏi thận. Nếu không thực hiện các phương pháp điều trị hiệu quả thì sẽ dẫn đến tình trạng suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người.

Các nhà khoa học tin rằng, lượng nước dồi dào trong bia góp phần ngăn cản quá trình trên. Thậm chí, họ còn so sánh tác động của nó tương đương với việc tập thể dục thường xuyên và ăn uống điều độ.
Thật vậy, các nhà nghiên cứu đến từ Pshần Lan đã tiến hành nghiên cứu 27.001 người có thói quen hút thuốc trong độ tuổi từ 50 đến 69. Ở đây, những đối tượng này tiêu thụ một chai bia mỗi ngày. Kết quả là họ giảm tới 40% nguy cơ mắc sỏi thận.

Bên cạnh đó, uống bia cũng có tác dụng lợi tiểu và làm giãn đường tiết niệu, than hu. Nhờ vậy, việc đào thải những hòn sỏi nhỏ trở nên dễ dàng và không gây đau đớn cho khổ chủ.
Điều quan trọng nhất là phải biết điều tiết điều độ. Theo các chuyên gia, chỉ người lớn mới nên uống bia. Mỗi ngày uống một cốc khoảng 350ml là phù hợp. Tuy vậy, uống bia liên tục lại không hề tốt cho sức khỏe. Có nhiều cách chống lại sỏi thận tốt hơn. Cụ thể, uống đủ lượng nước mỗi ngày vẫn là cách tốt nhất. Tiêu thụ khoảng 8 ly nước mỗi ngày (tương đương 2 lít) sẽ mang lại hiệu quả ngăn ngừa cao.
Ngoài nước và bia, các nhà khoa học đến Trường Y tế Cộng đồng Harvard (Mỹ) cho biết cà phê, trà, rượu vang đỏ cũng mang lại tác dụng ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
Trái lại, uống quá nhiều nước táo ép, bưởi ép lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
(sưu tầm)

Sunday, August 10, 2014

Top thực phẩm tốt cho thận

than hu, sỏi thận,.. là những biểu hiện của bệnh thận đang có tỉ lệ người mắc bệnh cao trong những năm vừa qua ở nước ta. Nguyên nhân do người bệnh chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về chăm sóc thận cũng như những phương pháp điều trị không hiệu quả mà dẫn đến tình trạng thận như thế. Nghiêm trọng hơn nữa đó là nếu bệnh nhân bị soi than không được điều trị một cách hiệu quả nhất sẽ dẫn đến suy thận gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Chính vì thế mà trong phương pháp điều trị bệnh thì chế độ dinh dưỡng cũng góp 1 phần không nhỏ. Hình ảnh sau đây sẽ giúp cho bạn đọc có thông tin hơn về những loại quả tốt cho bệnh nhân thận.

(theo suckhoedoisong.vn)

Các nguyên nhân dẫn đến suy thận

Hiện nay tỉ lệ người bệnh mắc những bệnh về hệ tiết niệu đang có chiều hướng tang cao. Thường thì người bệnh sẽ có những triệu chứng dễ được nhận biết nhưng do chủ quan và  hay nhiều lý do khác mà người bệnh không đến khám và điều trị sớm dẫn đến những hậu quả nặng nề. Đó là biểu hiện của bệnh việm thận, bể thận cấp tính. Nặng hơn nữa là suy thận, hoại tử thận…. gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người.

Các biểu hiện bệnh của chứng viêm thận, bể thận cấp rất đa dạng, dấu hiệu đầu tiên là các phản ứng của cơ thể trước tình trạng nhiễm khuẩn. Bệnh nhân đột ngột sốt cao, rét run, thể trạng suy sụp, môi khô nứt nẻ, lưỡi bẩn. Nếu sử dụng thuốc hạ sốt thì giảm  đi trong một khoảng thời gian ngắn (một vài giờ) sau đó cơn sốt lại bùng phát trở lại. Kèm theo sốt, bệnh nhân cảm thấy đau ở vùng sườn lưng, có thể đau một bên hoặc cả hai bên, thường là đau âm ỉ nhưng cũng có khi có những cơn đau dữ dội như có dao đâm, cơn đau lan xuống vùng bàng quang, thậm chí lan ra cả bộ phận sinh dục ngoài.

Cùng với tình trạng sốt cao, đau, nước tiểu của người bệnh thường đỏ, đục, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Ngoài ra một số bệnh nhân còn có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, bụng trướng, cơ thể mệt mỏi rã rời. Bệnh thường tiến triển tốt và hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị sớm, đúng thuốc sau vài ngày sẽ cắt được cơn sốt, nước tiểu trong trở lại sau 1- 2 tuần. Nhưng nếu điều trị muộn hoặc không đúng thì bệnh dễ tái phát, chuyển thành mạn tính, suy thận, hoại tử núm thận, ứ mủ thận, nhiễm khuẩn huyết, tăng huyết áp... những biến chứng này có thể làm bệnh nhân tử vong.
Chính vì các biểu hiện của viêm thận, bể thận cấp rất đa dạng nên dễ làm nhầm lẫn với những triệu chứng viêm nhiễm khác. Do đó muốn chẩn đoán chính xác, bệnh phải tiến hành các xét nghiệm về công thức máu, hóa sinh máu, nước tiểu, siêu âm bụng, chụp Xquang, hoặc chụp cắt lớp bụng... để có những kết quả chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị và phòng bệnh như thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, thường là vi khuẩn gram(-). Các vi khuẩn này thường xâm nhập vào đài bể thận theo đường tiết niệu, sinh dục, bắt đầu từ bộ phận sinh dục ngoài, niệu đạo, bàng quang, niệu quản rồi đến đài, bể thận. Đây là hiện tượng nhiễm khuẩn ngược dòng. Tình trạng viêm nhiễm cấp tính này cũng có thể do vi khuẩn theo đường máu, bạch huyết xâm nhập vào thận. Những yếu tố như soi than, sỏi tiết niệu, viêm hoặc u tuyến tiền liệt, giao hợp không đảm bảo vệ sinh, phụ nữ có thai, đặt sonde bàng quang... là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp tính.

Đây là bệnh do vi khuẩn gây ra nên kháng sinh là biện pháp quan trọng được sử dụng điều trị, đặc biệt là các kháng sinh có tác dụng tốt đối với vi khuẩn gram(-) như augmentin, sentram. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu suy thận càng phải thận trọng sử dụng các thuốc kháng sinh. Những phụ nữ có thai bị bệnh này càng thận trọng vì có nhiều loại thuốc kháng sinh không có lợi cho thai nhi. Điều trị triệu chứng theo từng trường hợp, nếu sốt cao, đau  phải dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, đặc biệt phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh để điều trị triệt để như sỏi thận, sỏi tiết niệu, các bệnh viêm nhiễm ở bàng quang, tuyến tiền liệt, âm đạo, than hu...
Các nguyên nhân viêm nhiễm có nguyên nhân một phần do vệ sinh thân thể không tốt, đặc biệt viêm nhiễm ở hệ tiết niệu - sinh dục. Thói quen tắm ao hồ, sông suối của nhiều người ở các vùng nông thôn rất dễ nhiễm khuẩn ở đường sinh dục, khi đó vi khuẩn sẽ ngược dòng tiến sâu vào bàng quang, tiết niệu, thận. Do vậy không nên tắm, dầm mình ở những nơi có nguồn nước không vệ sinh. Trong điều kiện bất đắc dĩ như đầm mình vì bão lụt sau đó cần tắm rửa sạch sẽ bằng nước sạch, rửa bộ phận sinh dục bằng nước muối pha loãng. Cần có thói quen vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục, phụ nữ có thai càng đặc biệt chú ý vệ sinh cơ thể vì khi mang thai, những thay đổi ở môi trường âm đạo rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Đối với các bệnh ở đường tiết niệu bị viêm nhiễm cần được điều trị triệt để. Khi đã mắc bệnh và trong quá trình điều trị người bệnh cần được chăm sóc tốt về mặt dinh dưỡng, nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hằng ngày nên uống đủ nước, khoảng 1,5lít/ngày.


Tóm lại, viêm thận, bể thận cấp tính là bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và điều trị khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời. Người bệnh khi có những triệu chứng trên cần đến khám và điều trị ở các chuyên khoa tiết niệu và nghiêm chỉnh thực hiện các chỉ định của thầy thuốc.

Monday, August 4, 2014

Coi chừng hiểm họa mắc phải từ uống bia

Mùa hè với thời tiết oi bức nên thói quen uống bia để giải khát đã dần thành quen thuộc với mỗi người. Tuy nhiên nếu uống ở mức độ giới hạn thì sẽ ít ảnh hưởng đến sức khỏe nếu mức độ uống bia nhiều. Đó là các bệnh về thận: than hu,.. về tim mạch, về gan....Chính vì thế cần hạn chế uống bia ở mức độ tối thiểu nhất để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân. Sau đây là những bệnh thường gặp khi uống bia nhiều.

Xơ gan
Đa phần các chất dinh dưỡng đều được cơ thể hấp thụ nhưng phần lớn chất cồn thì phải thông qua gan chuyển đổi. Lâu dài sẽ có thể dẫn đến bệnh xơ gan hoặc ung thư gan, giảm thọ.
Rất nhiều đấng mày râu lúc uống bia còn lấy các thực phẩm nhiều dầu mỡ làm mồi nhậu; trong sinh hoạt hằng ngày thì thiếu vận động nên dễ sinh bệnh gan nhiễm mỡ.
Khi trẻ khỏe thì không có biểu hiện, triệu chứng gì nhưng khi có tuổi, chướng bụng, toàn thân mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, đi ngoài, nôn mửa, đau bụng, xuống cân nhanh chóng, một số người bệnh còn phát sốt... mới xuất hiện.

Sỏi thận

“Để giải khát, rất nhiều người lấy bia thay nước trắng. Đây là một cách làm rất phản khoa học”. Các chuyên gia cho rằng: người hay uống bia, nồng độ axit trong nước tiểu sẽ tăng cao, dễ mắc bệnh soi than.
Sỏi thận có thể tồn tại trong người rất lâu mà không có biểu hiện gì rõ rệt. Những cơn đau do sỏi thận có thể là đau từng cơn và đau giao nhau, thường đau ở vùng eo và vùng bụng, nhiều lần đau từng cơn thì sẽ dẫn đến đau triền miên. Còn một triệu chứng khác là đi tiểu ra máu, lúc đau thường đi tiểu ra máu, sau khi hoạt động thể lực thì tiểu ra máu càng trầm trọng. Càng nghiêm trọng hơn khi biến chứng có sỏi thận là suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người

Dạ dày
Uống nhiều bia dễ làm cho màng kết dính dạ dày tổn thương, dẫn tới bệnh viêm dạ dày hay viêm loét đường tiêu hoá với các biểu hiện như ợ chua, chướng bụng, ăn uống không tiêu…
Uống bia quá lạnh còn có thể gây đau bụng, đi ngoài. Biểu hiện ban đầu là cảm giác lợm cổ, buồn nôn, sau đó mới bị đau bụng đi ngoài (mỗi ngày từ 3-5 lần, thậm chí 10 lần).
Đến lúc này, người bệnh mới biết là mình “uống hỏng cả bụng rồi”. Nếu không kịp thời đi khám bác sỹ thì rất dễ bị rối loạn tiêu hoá, nghiêm trọng sẽ dẫn đến mất nước quá nhiều, thậm chí choáng sốc.
Những người bị bệnh viêm dạ dày mãn tính uống bia vào thì sẽ làm suy giảm màng kết dính dạ dày, gây nên niêm mạc dạ dày tổn thương, dẫn đến chướng  bụng, nóng bụng, mất cảm giác ăn uống. Nếu uống quá nhiều, áp lực carbon dioxide trong dạ dày tăng cao, có nguy cơ dẫn đến loét, thủng dạ dày.

Viêm tuyến tuỵ cấp tính
Mùa hè uống nhiều bia còn làm cho tuyến tụy phải hoạt động nhiều, dễ dẫn đến viêm tuỵ cấp tính. Có rất nhiều người vốn dĩ đã mắc bệnh sỏi mật, lúc ăn nhiều uống nhiều, đặc biệt là sau khi uống nhiều bia sẽ dễ bị viêm tụy cấp tính. Tỉ lệ tử vong của bệnh viêm tuyến tuỵ cấp tính rất cao, mỗi khi phát bệnh tỉ lệ tử vong lên đến 30 - 50%.
Biểu hiện sớm nhất và điển hình nhất của người mắc bệnh này là bụng trên đau liên tục, có lúc kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng, đi ngoài, sốt… Trong trường hợp này cần phải đi viện ngay, không nên chần chừ.

Đường trong máu thấp
Nồng độ cồn ở trong bia mặc dù thấp nhưng nhiệt lượng mà cồn sản sinh ra sẽ  khống chế việc ăn uống bình thường của người bệnh. Khi người mắc bệnh tiểu đường uống quá nhiều bia sẽ khiến các loại thuốc đặc trị mất tác dụng.

Cơ thể mệt mỏi

Trong bia chứa lượng nước lớn, uống vào sẽ tăng thêm gánh nặng cho tim. Nếu thường xuyên uống vào nhiều, tim sẽ liên tục bị tổn thương vì nồng độ cồn sẽ gây ra, khiến tim bị phình to, dẫn đến tâm lực mệt mỏi.


Mẹo giúp sạch thận đơn giản

Thận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người và được coi là " nhà máy nước " đáng giá trong việc duy trì ổn định sự sống. Tuy nhiên do những thói quen sinh hoạt hằng ngày và tác động của môi trường thì thận dần bị ảnh hưởng dẫn đến than hu và các bệnh cũng như biến chứng nghiêm trọng khác. Bởi vậy chúng ta cần có những kiến thức trang bị đầy đủ về việc bảo vệ quả thận của mình thật tốt. Sau đây là 1 số mẹo giúp "sạch" thận rất đơn giản.

1. Uống nước

Việc thiếu nước có thể làm tăng nguy cơ các bệnh ở thận lên 20%. Một cách đơn giản để đối phó với tình trạng thiếu nước là mang theo một chai nước bên mình mọi lúc có thể - trong xe hơi, trên bàn làm việc và thậm chí trong khi bạn đang ăn.
 2. Dùng sữa chua và sữa

Giữ cho huyết áp của bạn ổn định bằng 2 cốc sữa chua và một cốc sữa tươi mỗi ngày. Canxi trong hai loại sản phẩm này có thể hạ thấp nguy cơ tăng huyết áp đến 25%.
 3. Giảm muối


Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ soi than, vì lượng muối thừa trong bữa ăn sẽ nén canxi vào trong thận, thay vì vào trong xương của bạn như mong muốn. Cố gắng ăn ít các loại đồ ăn sẵn và hạn chế muối tối đa. Vì nếu chúng ta không hạn chế được sẽ dẫn đến tình trạng suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng còn người

Wednesday, July 30, 2014

Tác dụng của khế trong các vấn đề về bệnh

Khế loại trái cây quá đỗi quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Không những thế quả khế còn góp mặt trong câu chuyện "ăn quả khế trả cục vàng". Khế thường làm nguyên liệu, như một thành phần không nhỏ vào các món ăn dân giã.  Và hiện tại quả khế, lá khế ...lại là những nguyên tố giúp hạn chế bệnh như than hu, sởi, viêm họng.... của chúng ta.

Khế làm thuốc
Khoa học hiện đại đã xác định trong thành phần của khế múi, có các chất theo g%: nước 92, protid 0,6, glucid 3,1; cellulose 2,6; và theo mg%: calcium 10; phosphor 8; sắt 0,9; caroten 160; vitamin B1 0,05; vitamin C 30.
Cả phương Đông lẫn phương Tây đều sớm biết công dụng y học của khế, và tên của người thầy thuốc và triết gia Arập Averrhoes (thế kỷ 12) đã được dùng để đặt tên cho cây khế. Averrhoes đã phát hiện khế là một dược liệu tốt, dùng trộn với hồ tiêu để làm toát mồ hôi, giã nhỏ rồi đắp lên người để làm tiêu tan sự rã rời, bải hoải; còn dùng chữa bệnh ngứa, kích thích hoạt động của mắt, chữa ho , sưng hạch tiết nước bọt, viêm họng, đau thấp khớp, viêm đa khớp , phù thũng.

Hầu hết các bộ phận của cây khế đều được sử dụng làm thuốc:

- Rễ có vị chua, chát, tính bình, được dùng làm thuốc sáp tinh, chỉ huyết, chỉ thống để trị di tinh, chảy máu mũi, đau đầu mạn tính, tê đau khớp xương…
- Cành lá có vị chua, chát tính mát được dùng làm thuốc khư phong lợi thấp, tiêu thũng chỉ thống, để trị cảm mạo do phong nhiệt, viêm dạ dày - ruột cấp tính, tiểu tiện bất lợi, sản hậu phù thũng, đòn ngã tê đau, mụn nhọt sưng lở…
- Hoa có vị ngọt, tính bình được dùng làm thuốc thanh nhiệt để trị nóng, lạnh đan xen nhau...
- Trái có vị chua ngọt, tính bình được dùng làm thuốc sinh tân chỉ khát, trị ho do phong nhiệt, đau họng, bệnh lỵ…

Trái khế thường được dùng trị cảm, sốt nóng, khát nước, giải độc, lợi tiểu.
Chữa dị ứng do tiếp xúc với sơn: dùng trái khế cắt miếng xát hay dùng lá vò xát. Lá khế (có thể thêm vỏ cây khế) nấu nước, trong uống ngoài đắp rồi tắm chữa lở sơn, mẩn ngứa, mày đay.
Chữa ngộ độc: dùng nước khế ép uống thật nhiều.
Chữa đái không thông: dùng bảy trái khế chua, cắt mỗi trái lấy một miếng ở 1/3 phía gần cuống, đổ vào một chén nước, sắc còn nửa chén, uống vào lúc còn nóng; lại lấy một trái khế và một củ tỏi cũng giã đều, đem đắp vào rốn.


Lá khế:
Ăn khế bị ê răng, nhai một nắm lá khế là hết.
Lá khế sao thơm sắc uống chữa sốt nóng, cảm nắng, đái ít.
Với trẻ em lên sởi, dùng lá khế (và vỏ cây khế) sắc uống thúc sởi mọc đều, nấu nước tắm để tiệt nọc sởi sau khi bay hết.
Nếu bị ho khan, ho đàm, thì lấy mấy chùm hoa khế tẩm rượu gừng sao thơm sắc uống.

Lưu ý, trong khế có hàm lượng axít oxalic cao nên những người bị bệnh thận cần tránh ăn khế nhiều và thường xuyên, vì axít oxalic dễ gây ra sỏi thận nặng hơn và tình trạng nặng hơn sẽ dẫn đến suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người. Chất axít này còn cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể nên những người còi xương, có vấn đề xương khớp, trẻ dưới năm tuổi nên hạn chế ăn.
Người đau dạ dày hoặc đang đói cũng không nên ăn khế, đặc biệt khế chua.