Hiện nay theo thống kê thì số bệnh nhân bị sỏi thận đang có tỉ lệ cũng khá cáo. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống không hợp lý và cũng 1 phần do sự chủ quan dẫn đến căn bệnh này. Không những thế soi than lâu ngày là nguyên nhân sẽ dẫn đến suy thận.
Sỏi đường tiết niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng
nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn, do đó những
vị trí có sỏi thường là ở thận, niệu quản chậu hoặc sát bàng quang, cổ bàng
quang, niệu đạo, lỗ sáo.
Sự di chuyển của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn
sẽ cọ xát, va chạm vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu nếu sỏi
ở thận, niệu quản, than hu
Khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị
phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiểu.
Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái dắt, đái
đục. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận. Nếu
thận mủ toàn diện có thể phải cắt bỏ thận. Bế tắc đường tiểu làm tồn đọng nước
tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hoá thành đường tiểu kể cả đài thận.
Hậu quả của xơ hoá sẽ dẫn đến giảm chức năng co bóp
đường tiểu, chít hẹp làm bế tắc đường tiểu, tồn đọng nước tiểu.V iêm nhiễm nặng
ở đường tiểu còn làm cho hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang,
niệu quản.
Đã có những trường hợp vỡ thận và vỡ bàng quang do sỏi.
Sự hiện diện lâu ngày của sỏi hai bên niệu quản hay sỏi thận một bên còn bên
kia sỏi niệu còn dẫn đến hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu). Chức năng thận
sẽ bị giảm nếu sự hiện diện của sỏi ở hai bên thận, nhất là khi có sự kết hợp của
viêm nhiễm gây ra suy thận.
No comments:
Post a Comment