Thursday, June 5, 2014

Chế độ ăn uống chữa viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu (như than hu , bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tiền liệt tuyến), nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn, thường gặp nhất là E.coli. Bệnh gặp ở tất cả các độ tuổi, cả nam và nữ nhưng nữ mắc nhiều hơn. Bệnh cần được chữa trị sớm nếu không có thể dẫn tới biến chứng viêm thận. 


Ngoài việc dùng thuốc, Đông y có một số món ăn chữa bệnh này rất hiệu quả, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần.

Cháo chim sẻ: chim sẻ 5 con, gạo nếp 100g, hành tươi 20g, bột gia vị vừa đủ. Chim sẻ làm sạch, bỏ nội tạng, ướp bột gia vị khoảng 30 phút. Hành rửa sạch thái nhỏ. Gạo nếp cho vào nồi thêm nước ninh thật nhừ, cho chim sẻ vào ninh tiếp. Cháo chín cho gia vị, hành vào. Chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn liền 3 ngày.


Cháo thịt rùa: thịt rùa 100g, thịt chó 50g, gạo 100g, bột gia vị vừa đủ. Thịt rùa làm sạch ướp bột gia vị, cho vào nồi thêm nước ninh thật nhừ. Thịt chó rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột. Khi thịt rùa nhừ cho thịt chó, bột gạo vào đảo đều, đun tiếp đến khi cháo chín là được. Chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn liền 3 ngày chữa suy thận

Nước rau  dền cơm: rau dền cơm 50g (nếu khô thì 20g), lá mã đề 30g (khô 15g), cam thảo đất 10g (khô 5g). Nếu dùng lá tươi thì rửa sạch, giã nhỏ lọc bằng nước đun sôi để nguội, lấy nước đặc chia 2 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày. Nếu dùng lá khô thì đun lấy nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 3 ngày.

Nước râu ngô: râu ngô 50g, lá mã đề 30g, đường trắng 20g. Râu ngô, lá mã đề rửa sạch, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, cho đường vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày lúc đói. Uống liền 3 ngày.

Nước dứa: dứa xanh 1 quả, đường phèn 10g. Dứa xanh chọn quả gần chín, nướng trên lửa khoảng 1-2 phút, lau sạch, ép lấy nước, cho đường phèn vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 3 ngày.

Cháo hạt dành dành: hạt dành dành 20g, đậu đen 60g, đậu xanh 60g, gạo 100g, đường phèn vừa đủ. Hạt dành dành cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước. Đậu xanh, đậu đen, gạo vo sạch, cho vào nước hạt dành dành nấu cháo, cháo chín cho đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Chia ăn 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 3 ngày chưa soi than

Ngoài ra, kết hợp xoa các huyệt: khí hải, trung cực, khúc cốt, khúc tuyền, tam âm giao, thận du, bàng quang du. Mỗi huyệt trong khoảng 1 phút, các huyệt ở bụng xoa theo chiều kim đồng hồ.
(tong hop)

Nguy cơ bị sỏi thận ở trẻ em

Sỏi thận là 1 trong những bệnh có tỉ lệ người mắc bệnh cao hiện nay. Nguyên nhân từ chế độ sinh hoạt không hợp lý dẫn đến bị bệnh. Không những chỉ có những người lớn tuổi mới có khả năng bị sỏi thận mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc phải. Bởi vậy các phụ huynh cần phải chú ý đến chế độ sinh hoat của con trẻ để có thể phòng tránh bệnh.


Tại sao lại gia tăng tình trạng trẻ bị sỏi thận
Do chế độ ăn uống và lối sống hiện nay chính là thủ phạm có thể khiến trẻ bị nhiễm soi than. Sỏi thận chỉ bắt đầu hình thành bởi các tinh thể từ một trong hai hóa chất quá mức là muối và canxi. Trẻ em ngày nay thường có thói quen không uống nhiều nước và cha mẹ cũng cho trẻ ăn một chế độ ăn uống nhiều muối, làm tăng canxi trong cơ quan bài tiết của trẻ.

Trên thực tế, bất cứ điều gì làm tăng lượng canxi trong nước tiểu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Sỏi thận bao gồm oxalat canxi là phổ biến nhất và các loại đá hình thành khi oxalate, một sản phẩm phụ của các loại thực phẩm nhất định bao gồm chocolate, hoa quả và bơ đậu phộng, liên kết với canxi trong nước tiểu. Trẻ béo phì, thường có khả năng mắc bệnh sỏi thận cao hơn trẻ bình thường. Một gia đình có lịch sử bị sỏi thận cũng là một yếu tố hình thành bệnh ở trẻ.

Khi trẻ bị sỏi thận thường đau bụng, trẻ có thể buồn nôn và ói mửa cũng như có máu trong nước tiểu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Ngoài ra, con bạn có thể trở nên nhợt nhạt và mồ hôi. Nếu con bạn trải nghiệm những triệu chứng này, xem bác sĩ nhi khoa hoặc đến phòng cấp cứu của bệnh viện địa phương để điều trị.

Các biện pháp tránh cho trẻ bị sỏi thận
Để tránh cho trẻ bị sỏi thận, các mẹ hãy chắc chắn rằng con mình được uống đầy đủ lượng nước trong ngày tránh than hu . Hãy thường xuyên quan sát nước tiểu của trẻ sao cho nước tiểu của trẻ trong, không có màu vàng sẫm. Nước chính là nguồn dung môi hòa tan những chất dư thừa tích tụ trong hệ thống bài tiết của trẻ và khi thông qua hệ bài tiết, trẻ sẽ đẩy các chất cặn dư thừa ra bên ngoài thông qua đường tiểu.


Trong khẩu phần ăn của trẻ, các mẹ hãy hạn chế các thực phẩm có nồng độ muối cao, đặc biệt là hạn chế các dạng thực phẩm thuộc thức ăn nhanh bởi đôi khi những loại thức ăn này được đảm quản bởi rất nhiều muối. Lượng muối dư thừa lâu ngày sẽ tích tụ dưới thận trẻ và sẽ sinh ra sỏi thận.

Khi trẻ kêu đau bụng, ngay phía bên sườn và cơn đau bụng đó thường xuyên quay trở lại thì cha mẹ nên nghĩ đến khả năng con mình bị sỏi thận, đặc biệt là nếu gia đình có lịch sử bị bệnh sỏi thận. Lúc này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời tránh tình trạng dẫn đến suy thận


Các mẹ cũng không thể tránh được lượng canxi có sẵn trong thức ăn dành cho trẻ, hơn nữa lượng canxi đó có thể tốt và cần thiết cho xương của trẻ phát triển khỏe mạnh. Chỉ cần các mẹ lưu ý sao cho lượng canxi trẻ hấp thu vào bên trong cơ thể trẻ dư thừa.
(sưu tầm )

Sunday, June 1, 2014

Chữa sỏi thận với chuối hột

Chuối hột là loại cây rất phổ biến ở Việt Nam, được trồng trên mọi miền của đất nước. Ngoài giá trị là cây trồng lấy quả thì chuối hột cũng là 1 trong những vị thuốc Đông y hiện nay.  Điển hình đó là chữa bệnh liên quan đến thận như than hu, suy thận,…và 1 số các loại bệnh khác.


Để chữa soi than, dân gian chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền trong 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.

Cũng có thể lấy quả chuối hột đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy một vốc tay (chừng một quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.

Chuối hột còn được dùng trong các trường hợp sau:

Chữa bệnh tiểu đường: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài để ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và việc đào củ phức tạp nên có thầy thuốc cải tiến cách làm và cũng thu được hết quả tốt:
Chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20-25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.

Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng: Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người bệnh uống, sẽ giảm sốt và không nói mê.


Chữa hắc lào: Lấy một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi hắc lào, bệnh đỡ nhanh, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.

Trẻ em táo bón: Lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.


Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng; nước sắc quả chuối hột chữa đái rắt. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo.

Thói quen xấu ảnh hưởng đến thận và gan

Bệnh thận là bệnh phổ biến hiện nay gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Tuy nhiên trong cuộc sống hằng ngày với nhiều thói quen không tốt đã vô hình gián tiếp đẩy đưa chúng ta đến gần hơn với căn bệnh này.

1. Ít uống nước

Đại đa số lỗi này thường thuộc về nam giới. Nam giới thường ít uống nước hơn phụ nữ, đặc biệt là nước lọc nên khả năng mắc các bệnh về thận: than hu,.. là rất cao.


Các chất thải, chất độc trong cơ thể đều được “phân loại” và thải ra ngoài thông qua hoạt động của lá gan và thận. Dù chỉ chiếm 1% trọng lượng của cơ thể và bằng 1/4 trọng lượng của tim nhưng thận giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ bài tiết của cơ thể. Ngoài ra, thận còn có chức năng điện giải và điều tiết độ cân bằng lượng nước trong cơ thể. Để duy trì chức năng này, cần cung cấp đủ nước cho thận tránh tình trạng dẫn đến soi than

Lời khuyên: Bạn đừng bao giờ quên bổ sung nước cho cơ thể ngay cả khi thời tiết lạnh. Nếu nước lọc không có “sức hấp dẫn” với bạn, hãy tìm đến các loại nước khác như: sữa, nước ép hoa qủa, các loại trà, nước canh…

2. Uống rượu bia

Trong rượu bia có chứa nhiều cồn và các chất kích thích. Các chất này khi đi vào cơ thể đòi hỏi thận của bạn phải làm việc hết “công suất” để xử lý và thải loại ra ngoài các độc tố,


Uống nhiều rượu bia còn gây tổn hại nghiêm trọng cho gan. Thực tế đã chứng minh tỉ lệ những người mắc bệnh về gan và thận do uống rượu bia cao gấp 4 - 5 lần so với những người bình thường khác.

Lời khuyên: Nên tăng cường uống nước lọc, sữa và các loại nước ép hoa quả. Hạn chế việc uống rượu bia và các đồ uống có chứa chất kích thích khác.

3. Ăn nhiều thịt

Hiện nay lượng chất béo động vật đưa vào cơ thể mỗi người trung bình là 0,8mg/ngày, gấp đôi hàm lượng chất béo cho phép. Chất béo có nguồn gốc động vật thường chứa các chất khó tiêu hoá. Vì vậy, khả năng phân giải của gan và thận đối với các chất này kém hơn rất nhiều so với các chất béo có nguồn gốc động vật.

Lời khuyên: Nên hạn chế ăn thịt. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

4. Dùng nhiều thuốc giảm đau

 Dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể làm tốc độ lưu thông máu trong cơ thể chậm lại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của gan và thận, đôi khi còn có thể dẫn tới hiện tượng suy gan và suy thận


Đối với những người có tiền sử mắc phải các bệnh về gan và thận cần đặc biệt chú ý tới việc sử dụng các loại thuốc giảm đau vì sẽ dễ dẫn tới tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng.

Lời khuyên: Hãy tìm tới lời khuyên của bác sỹ khi bạn cần dùng tới thuốc giảm đau.

5. Ăn nhiều muối

Lượng muối đưa vào cơ thể ở mức vừa phải sẽ không là “thách thức” với gan và thận. Tuy nhiên, đối với những người có thói quen ăn mặn thì hoạt động của gan, đặc biệt là thận, cần hết sức “dè chừng”.

95% lượng muối đưa vào cơ thể đều qua gan và thận “xử lý”. Lượng muối quá nhiều sẽ gây trở ngại cho quá trình đào thải các chất cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể, lâu ngày sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan và thận.


Lời khuyên: Lượng muối thích hợp cho người lớn là từ 10 - 15gram/ngày và của trẻ nhỏ là 3 - 5gram/ngày.

6. Ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn

Hàm lượng chất bảo quản thực phẩm có trong các đồ ăn sẵn là rất lớn, nhất là trong đồ hộp. Nếu ăn thường xuyên, các chất bảo quản tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều. Khi đó khả năng đào thải độc tố có trong các chất này của gan và thận sẽ trở thành “vô hiệu hoá”.

Lời khuyên: Nên chọn thực phẩm tươi sống cho bữa ăn hàng ngày

7. Căng thẳng, mệt mỏi

Dan gian thường nói “trăm bệnh đều bắt đầu từ bệnh tinh thần”. Những căng thẳng mệt mỏi trong đời sống hàng ngày cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan và thận. Khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi, áp lực máu tăng cao, lượng máu lưu thông qua gan và thận cũng giảm mạnh, không đủ để duy trì hoạt động bình thường.

(sưu tầm)

Tuesday, May 27, 2014

Thận hư với các bài thuốc dân gian


Phương pháp điều trị: Lợi tiểu, trục thủy, chống viêm nhiễm, hạ huyết áp, bổ nguyên khí, bổ thận, an thần. Y học cổ truyền chia bệnh than hu làm 2 giai đoạn cấp tính và mạn tính. Tùy thể, tùy giai đoạn cấp hay mạn mà dùng bài thuốc thích hợp.

Giai đoạn cấp tính có 3 thể:

- Phong nhiệt nhiễu lạc: Phép trị là sơ phong thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết, dùng bài Ngân kiều tán gia giảm: ngân hoa 15g, liên kiều 12g, huyền sâm 15g, bạch mao căn 20g, ngư tinh thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngân hoa

- Hạ tiêu thấp nhiệt: Phép trị là thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết chỉ huyết, dùng bài Tiểu kế ẩm tử gia vị: Ngẫu tiết (củ sen) 15g, bồ hoàng 9g, mộc thông 9g, bông mã đề 15g, sinh địa hoàng 15g, đương quy 9g, chi tử sao đen 9g, đạm trúc diệp 12g, cam thảo 5g, nhân trần 15g, thạch vĩ 15g, biển súc 15g. Sắc uống ngày 1 thang.
cam thao



- Tâm hỏa cang thịnh: Phép trị là thanh âm tả hoả, lương huyết chỉ huyết, dùng phương Đạo xích tán gia vị. Bài thuốc gồm: sinh địa hoàng 18g, trúc diệp 12g, mộc thông 9g, cam thảo 5g, bồ hoàng 9g, ngẫu tiết 15g, hoạt thạch 20g, chi tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Giai đoạn mạn tính tiềm ẩn có 3 thể:
- Âm hư hỏa vượng: Phép trị là tư dưỡng can thận, lương huyết chỉ huyết; dùng bài Tri bá địa hoàng hoàn gia vị: Tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, sinh địa 18g, sơn thù 9g, hoài sơn 12g, đan bì 9g, bạch linh 9g, trạch tả 9g, bạch mao căn 20g, tiểu kế 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Khí bất nhiếp huyết: Phép trị là ích khí nhiếp huyết; dùng bài Quy tỳ thang gia giảm: đẳng sâm 12g, bạch truật 9g, hoàng kỳ 15g, đương quy 9g, phục thần 9g, viễn chí 4g, toan táo nhân 9g, mộc hương 4g, a giao (sao phồng) 15g, bạch thược 9g, chích cam thảo 6g, địa du (sao đen) 15g; Sắc uống ngày 1 thang.

- Khí trệ huyết ứ: Phép trị là ích khí hoạt huyết; dùng bài Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm: hoàng kỳ 20g, đẳng sâm 12g, bạch truật 9g, hoài sơn 12g, khiếm thực 12g, xích thược 12g, xuyên khung 6g, quy vĩ 9g, địa long 9g, đan sâm 15g, ích mẫu thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Các bài thuốc trên cho vào 750ml nước, sắc kỹ chắt lấy 250ml nước thuốc chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút.


Điều trị bệnh thận hư bằng y học cổ truyền theo nguyên tắc chung là kết hợp chặt chẽ giữa dùng thuốc với tập luyện dưỡng sinh và ăn uống hợp lý để nâng cao sức đề kháng phòng tránh bệnh diễn biến phức tạp dẫn đến sỏi thận, suy thận


Cách điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả

Em bị soi than ở hai bên. Bên phải 2 viên 4-5mm, bên trái 1 viên 6mm. Có đi khám bác sĩ ỡ BV Bình Dân, có uống thuốc theo toa nhưng không khỏi. Xin cho biết cách điều trị. Vì điều kiện không có nên từ từ trị có được không?


 Đáp:


 Sỏi tiết niệu hình thành qua 5 giai đoạn: Bão hòa, lắng đọng, kết tinh, hình thành nhân và kết tủa thành sỏi. Nhiều trường hợp than hu do chế độ ăn uống hay sinh hoạt dẫn đến bị sỏi thận

Chỉ định điều trị nội khoa tống sỏi (bao gồm uống thuốc đông y, thuốc tan sỏi) khi: Chức năng thận còn tốt; sỏi chưa gây biến chứng; kích thước sỏi nhỏ dưới 7mm, số lượng sỏi ít.

Như vậy trường hợp của bạn có thể tạm thời chưa nội khoa bằng thuốc tán sỏi khi chưa có điều kiện như: Uống thuốc đông y lợi niệu, bài sỏi. Đơn giản nhất bạn có thể uống Kim tiền thảo viên hoặc sắc uống với chuối hột thay nước hằng ngày.

Nếu có đau, nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu thì bạn phải uống kháng sinh, giảm đau, chống co thắt để tránh các biến chứng do sỏi gây lên.


Nếu không có kết quả, bạn cần đi khám để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp đơn giản hơn ngoài phẫu thuật như: tán sỏi ngoài cơ thể, chọc thận qua da lấy sỏi, ...


(sưu tầm)

Monday, May 19, 2014

"Đôi bạn" huyết áp và suy thận

Trong bệnh tăng huyết áp, với thời gian, dòng máu dưới áp lực cao sẽ siết,xối mạnh vào thành các mạch máu, sẽ phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận và các cơ quan khác. Huyết áp cao còn đẩy mạnh quá trình xơ vữa động mạch, cùng với những rối loạn lipid máu, các mảng xơ vữa sẽ gây hẹp các mạch máu là huyết áp càng tăng lên. Thận là một bộ lọc, là một hệ thống màng lọc rất tinh vi, nhạy cảm. Khi mà trong thận có một hoặc nhiều viên sỏi được hình thành kết tụ nơi thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc bài tiết nước tiểu dẫn đến bệnh soi than


Khi tăng huyết áp, dòng máu có áp lực cao xối vào hệ thống màng lọc của thận, phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả là thận giảm khả năng lọc bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài. Nước ứ thừa ở trong hệ mạch máu làm tăng thể tích tuần hoàn nên huyết áp lại càng tăng cao hơn. Đó là cơ chế tăng huyết áp dẫn đến suy thận mạn, than hu
   

Bình thường, thông qua hệ renin - Angiotensin thận có chức năng là giữ cho huyết áp được ổn định. Nhưng khi thận của bị tổn thương, khả năng điều hòa huyết áp suy giảm làm cho huyết áp tăng cao. Nếu bị suy thận, bệnh tăng huyết áp làm cho bệnh thận càng tăng nặng. Như vậy, tăng huyết áp có thể là một biến chứng của suy thận mạn.
    Do vậy, trong mọi trường hợp, bệnh nhân cần thực hiện đúng chỉ định điều trị của bác sĩ nhằm kiểm soát huyết áp ở mức cho phép, làm giảm tốc độ tổn thương thận và khống chế các biến chứng tim mạch do tăng huyết áp gây ra..

Cách ngăn chặn và điều trị suy thận?
    Khi bị tăng huyết áp mà không điều trị đúng, để lâu ngày thì nguy cơ bị suy thận là chắc chắn. Đến khám bệnh các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm nhằm đánh giá chức năng thận bao gồm: định lượng creatinine máu để đánh giá khả năng lọc máu của thận, từ đây có thể biết chức năng thận của bạn; xét nghiệm nước tiểu xem có protein không, khi có protein trong nước tiểu là một dấu hiệu cho thấy thận đã bị tổn thương, lượng protein càng cao chứng tỏ  thận bị tổn thương càng nặng và bạn có thể bị tổn thương cả tim. Nếu đã bị suy thận thì bên cạnh xét nghiệm kiểm tra GFR và protein nước tiểu, cần phải làm thêm các xét nghiệm:
     + Siêu âm để kiểm tra thận xem có vấn đề gì bất thường về kích cỡ, cấu trúc hoặc có tắc nghẽn.
     + Điện tâm đồ kiểm tra chức năng tim.
     + Xét nghiệm glucose, lipid (mỡ, cholesterol) trong máu
     + Kiểm tra cân nặng và chiều cao để tính chỉ số BMI.

    Khi bạn đã theo một phác đồ điều trị ổn định, bạn có thể không cần đi khám bệnh thường xuyên. Bệnh nhân chỉ cần gặp bác sĩ trong các trường hợp: bắt đầu dùng một loại thuốc mới; phải tăng huyết áp đổi liều dùng của thuốc; bệnh thận tổn thương nặng hơn; không thể kiểm soát được huyết áp... Giai đoạn này ngoài các xét nghiệm đánh giá mức độ suy thận, bạn còn được đo lượng kali trong máu, vì khi thận bị suy, lượng kali có thể tăng cao trong máu, rất nguy hiểm cho trái tim. Mặt khác, một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp và suy thận cũng có thể làm tăng lượng kali. Bác sĩ sẽ chỉ định thực đơn ăn kiêng cho bạn nếu lượng kali trong máu bạn tăng cao.

Điều trị thế nào nếu bị cả tăng huyết áp và suy thận?

  
  Mục tiêu điều trị cần đạt được là: kiểm soát huyết áp dưới 130/80mmHg; ngăn chặn thận không bị tổn thương nặng thêm; giảm nguy cơ bị bệnh tim. Để đạt được những mục tiêu này, bạn cần tuân thủ theo một phác đồ điều trị phù hợp với bệnh suy thận, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn khám thêm bởi chuyên gia về thận hoặc huyết áp để có được một phương pháp điều trị tối ưu. Bạn cũng cần kết hợp ăn kiêng và thực hiện một lối sống phù hợp với giai đoạn suy thận:
   + Nếu ở giai đoạn 1 - 2, bạn ăn chế độ nhiều trái cây, rau, bơ sữa.
   + Nếu giai đoạn 2 - 3, bạn cần phải ăn nhạt dưới 2.400mg mỗi ngày, giảm chất béo và cholesterol vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
   + Giai đoạn 3 - 4 để hạn chế những bệnh về xương, bạn cần kiểm soát lượng protein, ăn rất ít thức ăn chứa nhiều phốtpho (vì nó sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh về xương) như sữa, phomát, sữa chua, bia, coca; giảm lượng kali trong bữa ăn.
  Ngoài ra, bạn cần phải giảm cân nếu đang béo quá; nên tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày; không uống rượu, bia; không hút thuốc lá.

  Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp phối hợp từ 2 loại trở lên; kèm theo thuốc lợi tiểu. Bạn không được tự ý bỏ thuốc, không kiểm soát huyết áp là nguy hiểm vẫn rình rập bạn vì tăng huyết áp là "kẻ giết người thầm lặng".

(sưu tầm)