Wednesday, July 30, 2014

Tác dụng của khế trong các vấn đề về bệnh

Khế loại trái cây quá đỗi quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Không những thế quả khế còn góp mặt trong câu chuyện "ăn quả khế trả cục vàng". Khế thường làm nguyên liệu, như một thành phần không nhỏ vào các món ăn dân giã.  Và hiện tại quả khế, lá khế ...lại là những nguyên tố giúp hạn chế bệnh như than hu, sởi, viêm họng.... của chúng ta.

Khế làm thuốc
Khoa học hiện đại đã xác định trong thành phần của khế múi, có các chất theo g%: nước 92, protid 0,6, glucid 3,1; cellulose 2,6; và theo mg%: calcium 10; phosphor 8; sắt 0,9; caroten 160; vitamin B1 0,05; vitamin C 30.
Cả phương Đông lẫn phương Tây đều sớm biết công dụng y học của khế, và tên của người thầy thuốc và triết gia Arập Averrhoes (thế kỷ 12) đã được dùng để đặt tên cho cây khế. Averrhoes đã phát hiện khế là một dược liệu tốt, dùng trộn với hồ tiêu để làm toát mồ hôi, giã nhỏ rồi đắp lên người để làm tiêu tan sự rã rời, bải hoải; còn dùng chữa bệnh ngứa, kích thích hoạt động của mắt, chữa ho , sưng hạch tiết nước bọt, viêm họng, đau thấp khớp, viêm đa khớp , phù thũng.

Hầu hết các bộ phận của cây khế đều được sử dụng làm thuốc:

- Rễ có vị chua, chát, tính bình, được dùng làm thuốc sáp tinh, chỉ huyết, chỉ thống để trị di tinh, chảy máu mũi, đau đầu mạn tính, tê đau khớp xương…
- Cành lá có vị chua, chát tính mát được dùng làm thuốc khư phong lợi thấp, tiêu thũng chỉ thống, để trị cảm mạo do phong nhiệt, viêm dạ dày - ruột cấp tính, tiểu tiện bất lợi, sản hậu phù thũng, đòn ngã tê đau, mụn nhọt sưng lở…
- Hoa có vị ngọt, tính bình được dùng làm thuốc thanh nhiệt để trị nóng, lạnh đan xen nhau...
- Trái có vị chua ngọt, tính bình được dùng làm thuốc sinh tân chỉ khát, trị ho do phong nhiệt, đau họng, bệnh lỵ…

Trái khế thường được dùng trị cảm, sốt nóng, khát nước, giải độc, lợi tiểu.
Chữa dị ứng do tiếp xúc với sơn: dùng trái khế cắt miếng xát hay dùng lá vò xát. Lá khế (có thể thêm vỏ cây khế) nấu nước, trong uống ngoài đắp rồi tắm chữa lở sơn, mẩn ngứa, mày đay.
Chữa ngộ độc: dùng nước khế ép uống thật nhiều.
Chữa đái không thông: dùng bảy trái khế chua, cắt mỗi trái lấy một miếng ở 1/3 phía gần cuống, đổ vào một chén nước, sắc còn nửa chén, uống vào lúc còn nóng; lại lấy một trái khế và một củ tỏi cũng giã đều, đem đắp vào rốn.


Lá khế:
Ăn khế bị ê răng, nhai một nắm lá khế là hết.
Lá khế sao thơm sắc uống chữa sốt nóng, cảm nắng, đái ít.
Với trẻ em lên sởi, dùng lá khế (và vỏ cây khế) sắc uống thúc sởi mọc đều, nấu nước tắm để tiệt nọc sởi sau khi bay hết.
Nếu bị ho khan, ho đàm, thì lấy mấy chùm hoa khế tẩm rượu gừng sao thơm sắc uống.

Lưu ý, trong khế có hàm lượng axít oxalic cao nên những người bị bệnh thận cần tránh ăn khế nhiều và thường xuyên, vì axít oxalic dễ gây ra sỏi thận nặng hơn và tình trạng nặng hơn sẽ dẫn đến suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người. Chất axít này còn cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể nên những người còi xương, có vấn đề xương khớp, trẻ dưới năm tuổi nên hạn chế ăn.
Người đau dạ dày hoặc đang đói cũng không nên ăn khế, đặc biệt khế chua.

Bất ngờ công dụng của các gia vị

Trong cuộc sống của chúng ta được bao quanh bởi rất nhiều thứ. Nhưng không phải ai cũng nhận ra được những công dụng của chúng. Đó là những gia vị thường góp mặt trong những bữa ăn của mình, hay là những vị thảo dược rất tốt cho vấn đề sức khỏe của chúng ta trong nhiều vấn đề như suy thận, bệnh tim mach....Sau đây là những thông tin về những gia vị, vị thảo dược mà có thể giúp cho bạn đọc tìm hiểu rõ hơn.

Nghệ

Nghệ thường được sử dụng trong điều trị viêm khớp và bệnh Alzheimer. Nó hỗ trợ tiêu hóa, giúp lợi tiểu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, là chất khử trùng, chống co thắt, làm se (co mô của cơ thể), giúp phòng tránh các khối u và dị ứng.
Nghệ tốt cho tim mạch và bảo vệ gan. TS Ajith đến từ Trung tâm Ayush Ayurveda, Ấn Độ chia sẻ: "Nghệ có thể được sử dụng trên vết thương để cầm máu, hoặc bôi trên mặt để tránh mụn nhọt và mụn trứng cá, bạn có thể đun sôi nghệ với sữa để giảm đau họng, và có thể sử dụng nghệ cho trẻ em như các chất tăng cường hệ miễn dịch".

Quế

Quế ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu và do đó ngăn ngừa đột quỵ. Nó rất hữu ích đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường vì nó làm giảm lượng đường trong máu.
Theo Tiến sĩ Bindu - Trung tâm Kerala Ayurveda, Ấn Độ: "Quế được sử dụng trong nhiều loại thuốc tiêu hóa, hô hấp và rối loạn chuyển hóa. Nó là một loại thuốc giúp thông mũi, trị cảm và ho. Nó cũng được sử dụng để kích thích tuần hoàn máu..."

Hạt cây thì là
Hạt cây thì là chứa khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do có hại ra khỏi cơ thể, do đó phòng tránh bệnh ung thư và bệnh nhiễm trùng khác.
Theo tiến sĩ Joshi - Trung tâm Kerala Ayurveda, Ấn Độ: "Đây là một thành phần trong rất nhiều thuốc chữa bệnh cho dạ dày. Nó làm giảm mùi hôi của hơi thở và mùi cơ thể, giảm đau bụng và là một thuốc lợi tiểu". Nước thì là cũng được sử dụng cho trẻ sơ sinh để giảm đau bụng và hỗ trợ tiêu hóa.

Đinh hương

Đinh hương đóng vai trò như là một chất chống oxy hóa, là nguồn cung cấp khoáng chất, axit béo omega-3, axit béo, chất xơ và vitamin. Tiến sĩ Bindu nói rằng "Đinh hương là thuốc ngăn ngừa sự hình thành khí và giun sán. Đinh hương là chất khử trùng, giảm đau và ngăn ngừa buồn nôn, tăng cường trao đổi chất".
Đinh hương có tác dụng ngăn chặn đau răng nên được sử dụng rộng rãi trong thuốc uống và các sản phẩm vệ sinh răng miệng.
Đây cũng là lý do tại sao đinh hương là một thành phần không thể thiếu trong nhiều thương hiệu kem đánh răng. Đinh hương cũng rất tốt trong việc làm giảm sự khó chịu dạ dày. Trà đinh hương được cho là để ngăn ngừa cảm lạnh và trị cúm rất tốt.

Thì là
Thì là hỗ trợ chữa bệnh cảm lạnh, có tính sát trùng, hỗ trợ gan loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và giúp hấp thụ chất dinh dưỡng. Thì là giàu chất sắt và rất tốt cho những người bị thiếu máu, các bà mẹ đang cho con bú và phụ nữ mang thai.
Theo các chuyên gia Ayurvedic, thì là giúp tăng cường chức năng cho dạ dày, gan và ruột. Tiến sĩ Joshi cho biết: "Thì là tốt cho hệ tiêu hóa và tạo cảm giác thèm ăn. Nó rất hữu ích cho bệnh sốt mãn tính, nôn mửa và giảm đầy bụng. Ở miền nam Ấn Độ, người ta đun sôi hạt thì là với nước để chống say rượu, giúp tiêu hóa tốt và loại bỏ giun sán. "
"Thảo quả là một gia vị tính ấm, được sử dụng trong nhiều loại thuốc về tiêu hóa, hỗ trợ trong vấn đề hô hấp và các vấn đề sinh dục-tiết niệu cũng rất tốt. Nó làm giảm chuột rút cơ bắp, ngăn ngừa hơi thở hôi, buồn nôn và xuất tinh sớm..", TS Joshi nói.
Thảo quả cũng là một nguồn cung cấp kali, canxi và magiê, giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp.

Hạt nhục đậu khấu
Chúng có hiệu quả kích thích não bộ, giảm lo lắng, trầm cảm, và cải thiện suy nghĩ. Nó hỗ trợ làm tan sỏi thận, tốt cho gan và giải độc thận, tránh than hu
"Hạt nhục đậu khấu là thuốc tống hơi, một loại thuốc bổ tiêu hóa và cũng là một thuốc kích thích tình dục. Nó có thể được sử dụng trong các trường hợp mất ngủ, điều trị bệnh thấp khớp, eczema và mất nước", TS Ajith nói.

Me
Me giúp giảm cholesterol, nhưng nó cũng chịu trách nhiệm cải thiện chức năng thần kinh. Nó kích hoạt các dây thần kinh và duy trì phản xạ, là một phương thuốc tốt cho những người bị đau họng.
Me có thể được sử dụng để cải thiện chức năng thần kinh, chống viêm, có tác dụng giảm đau và sưng khớp, giúp nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa.
Chúng giúp điều trị rối loạn chức năng gan hay rối loạn mật và phòng chống thiếu vitamin C. Tuy nhiên, cần sử dụng me có giới hạn cho những người bị viem khop dang thap và phụ nữ cho con bú. "


Sunday, July 27, 2014

Bệnh thận nên thận trọng với cà tím

Cà tím là loại thực phẩm quen thuộc với mỗi bà nội trợ. Không những mang lại những vị ngon đặc trưng của mình mà cà tím còn mang lại những giá trị dinh dưỡng nhất định. Tuy nhiên không phải là ai cũng có thể ăn được cà tím nhất là các bệnh nhân về thận: suy thận... thì càng chú ý hơn. Sau đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn là loại quả này.

Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc
Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều.

Solanine không hòa tan trong nước đáng kể, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể được phá hủy được chất này. Nhưng một mẹo nhỏ giúp bạn hóa giải, đó là thêm một chút giấm vào quá trình chế biến cà tím, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy của solanine.
Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.

Những lưu ý khi chế biến món ăn với cà tím
Cà tím có thể kết hợp với nhiều loại thịt và các loại rau khác nhau rất hợp vị. Bạn có thể biến tấu chúng theo nhiều kiểu như chiên, nướng, hấp luộc hay làm các món salad để đổi vị cho cả nhà. Tuy nhiên, không nên bỏ vỏ cà tím, bởi vì vỏ cà có chứa vitamin nhóm B và vitamin C. Mà trong quá trình trao đổi chất, vitamin C lại cần thiết để hỗ trợ vitamin B.
Cà tím có giá trị dinh dưỡng tốt, nhưng nhiệt độ nấu ăn cao có thể làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.
Trong tất cả các cách ăn thì món salad cà tím giữ được gần như nguyên vẹn nhất hàm lượng dinh dưỡng trong cà tím. Nhớ thêm chút giấm khi trộn như mẹo nhỏ đã nói ở trên sẽ khiến cho món ăn vừa miệng lại tránh được ngộ độc solanine.

Những người không nên ăn cà tím

- Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.
- Do cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.
- Những người mắc bệnh thận: than hu,.. cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây soi than.
- Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.
- Một thông tin vô cùng quan trọng khác đã được các nhà khoa học Ấn Độ ghi nhận. Đó là cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím.

Nguyên nhân do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì tác dụng phụ này sẽ được ngăn chặn nếu bạn chú ý nấu chín cà tím trước khi ăn.

Nguy cơ bệnh về thận từ đậu phụ

Bệnh về thận đang là bệnh phổ biến hiện nay trên các quốc gia, Việt Nam cũng không ngoại lệ và đang có tỉ lệ người mắc bệnh cao. Trong đó thì người già, khả năng bài tiết của thận bị suy giảm, nên nếu ăn nhiều đậu phụ, ăn quá nhiều protein thực vật, sẽ làm cho cơ thể sản xuất nhiều chất đạm hơn, làm tăng gánh nặng cho thận: soi than, suy than chức năng thận suy giảm hơn nữa, không có lợi cho sức khỏe.


Các sản phẩm từ đậu nành từ lâu đã được biết đến là giàu dinh dưỡng, cho dù là đậu nành, đậu phụ hay các loại thực phẩm khác. Đậu phụ đã trở thành món ăn quen thuộc hàng ngày của nhiều gia đình.
Đậu phụ có nhiều giá trị dinh dưỡng và một số chất như chất béo, carbohydrate, các vitamin và khoáng chất. Theo y học phương Đông, đậu phụ có tính ngọt và mát, tốt cho dạ dày, ruột già. Tuy nhiên, ăn đậu phụ cũng có tính hai mặt của nó. Dưới đây là một số bất lợi khi ăn đậu phụ.
Thúc đẩy sự suy giảm chức năng thận
Trong những trường hợp bình thường, ăn đậu phụ sẽ tạo ra sự trao đổi chất protein của thực vật trong cơ thể và cuối cùng thận sẽ bài tiết ra đạm. Người già, khả năng bài tiết của thận bị suy giảm, nên nếu ăn nhiều đậu phụ, ăn quá nhiều protein thực vật, sẽ làm cho cơ thể sản xuất nhiều chất đạm hơn, làm tăng gánh nặng cho thận, chức năng thận suy giảm hơn nữa khiến than hu không có lợi cho sức khỏe.
Gây chứng khó tiêu
Đậu phụ rất giàu protein, ăn quá nhiều đậu phụ trong thời gian dài không chỉ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể mà còn dễ dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Thúc đẩy sự phát triển của xơ vữa động mạch
Theo chuyên gia y tế Hoa Kỳ thì trong các sản phậm đậu nành chứa rất nhiều methionine, methionine dưới tác động của enzyme có thể được chuyển đổi sang cysteine.
Homocysteine có thể gây hại các tế bào nội mô ở thành động mạch, dễ làm cho cholesterol và chất béo trung tính lắng đọng trong thành động mạch gây ra xơ vữa động mạch.
Thiếu iốt

Đậu phụ có chứa một chất gọi là saponin thúc đẩy bài tiết I-ốt trong cơ thể người. Do vậy, ăn quá nhiều đậu phụ trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt iốt, gây bệnh.
Gây ra bệnh gout
Những bệnh nhân có nồng độ axit uric trong huyết thanh cao nếu ăn nhiều đậu phụ sẽ bị bệnh gout tấn công. Đậu phụ gây rối loạn trao đổi chất purine ở bệnh nhân gout, do đó, những người có nguy cơ bị gout nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Giảm đáng kể lượng tinh trùng
Đàn ông nên cẩn thận khi ăn đậu phụ và các sản phẩm đậu nành khác cho những người đàn ông phải cẩn thận. Bởi theo nhiều nghiên cứu từ trước đến nay thì mức tiêu thụ các sản phẩm từ đậu tương hàng ngày sẽ làm cho số lượng tinh trùng của nam giới giảm đi đáng kể.

Các nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Harvard, do Tiến sĩ George Charles Navarro hoàn thành từ năm 2000 đến năm 2006, đã cho kết quả đáng ngạc nhiên: mọi người ăn sản phẩm đậu nành mỗi ngày thì mỗi ml tinh dịch của mình chỉ có 41.000.000 tinh trùng, thấp hơn 20 triệu tinh trùng so với những người không ăn hoặc ít ăn đậu nành. Sự thiếu hụt tinh trùng này rất dễ dẫn đến vô sinh, nguy cơ này sẽ còn cao hơn nhiều lần ở những quý ông mắc bệnh béo phì.

Nhìn chung, đậu phụ tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Người già, người bị thận, thiếu máu, thiếu sắt, bệnh gout, xơ vừa động mạch… càng nên hạn chế ăn đậu phụ. Chỉ nên ăn đậu phụ 3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 gram.

Friday, July 25, 2014

"Thần dược" nước dừa

Với thời tiết nóng bức của mùa hè thì các loại nước giải nhiệt được coi là "vị cứu tinh" xua tan đi cảm giác nóng nực đó. Và nước dừa không ngoại lệ khi được làm loại nước giải khát hiệu quả. Với thành phần chứa nhiều chất vitamin, khoáng chất..có tác dụng bổ dưỡng sức khỏe của con người. Tuy nhiên không những nước dừa đóng vai trò làm nước giải khát mà nước dừa còn đóng vai trò trong việc bảo vệ sức khỏe của con người. Sau đây là những tác dụng "bất ngờ" của nước dừa.

Tính chất của nước dừa
+ Chứa nhiều muối khoáng.
+ Kali, canxi và chloride.
+ Có tính hàn.
+ Giải nhiệt
+ Làm mát…

Tác dụng của nước dừa
+ Là loại nước giải khát tự nhiên không chứa chất béo.
+ Có thể dùng làm nước điện giải trong những trường hợp bị mất nước.
+ Được sử dụng làm dịch truyền tại một số nước khi không có sẵn nước muối y khoa…


Tác dụng của nước dừa trong đời sống
Giảm nguy cơ mất nước
+ Nước dừa chứa kali và các khoáng chất nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Vì vậy, nước dừa được dùng để điều trị chứng mất nước khi bị bệnh lỵ, tả, tiêu chảy, cúm và làm cân bằng chất điện phân.
+ Uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa,  hồi phục cơ thể sau khi mất nước.
Tăng cường năng lượng
+ Nước dừa chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng, vì vậy nó là một thức uống năng lượng tuyệt vời.
+ Tuy nước dừa chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn so với các nước uống thể thao khác nhưng nó chứa nhiều kali, canxi, chloride giúp nâng cao mức năng lượng tối ưu của cơ thể.
Tốt cho tim mạch
+ Nước dừa chứa nồng độ kali và axit lauric cao, vì vậy nó rất hữu ích cho bệnh nhân huyết áp cao trong việc điều hòa huyết áp.
+ Nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, và là một thứ nước tuyệt vời để điều trị và duy trì sức khỏe tim mạch.


Tốt cho hệ tiêu hóa
+ Nước dừa chứa axit lauric, khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. (Monolaurin giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa) ở trẻ em và người lớn.
+ Những người bị táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác nên uống nước dừa ngày 2 lần (mỗi lần một cốc).
Tăng cường hệ miễn dịch
+ Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
+ Các chất dinh dưỡng chính trong nước dừa bao gồm: acid lauric, Chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.
Có tác dụng kháng vi khuẩn, chống viêm
+ Nước dừa tươi có tác dụng kháng vi-rút kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa.
+ Nước dừa được sử dụng để điều chỉnh huyết áp, lượng đường trong máu, và mức cholesterol. Chúng giúp nâng cao năng lượng và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể người.
+ Nước dừa còn điều trị các bệnh: cúm, dạ dày, kiết lỵ, khó tiêu, táo bón, giun đường ruột, bệnh tả, bất thường về tiết niệu, thận: than hu... có vấn đề trục trặc, da khô ngứa và giảm nếp nhăn…
Giảm vấn đề về tiết niệu
+ Uống nước dừa sẽ làm giảm các vấn đề về tiết niệu.
+ Những người bị tiểu rắt, và các bệnh tiết niệu cần uống nước dừa 2 lần/ngày để  giảm triệu chứng bệnh.
Nước dừa chữa tiểu rắt, tiểu buốt, các bệnh về đường tiết niệu…
Tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột
+ Uống nước dừa 1 lần/ngày với một muỗng cà phê dầu ô liu (từ 3 đến 5 ngày) sẽ giết chết các vi khuẩn trong ruột, làm sạch dạ dày, đồng thời giúp cho tiêu hóa tốt hơn.
Ngăn ngừa soi than
+ Uống nước dừa thường xuyên giúp tan sỏi thận và  làm cho chúng thoát ra ngoài cơ thể.
+ Những người có vấn đề về thận nên uống bổ sung nước dừa kết hợp với các loại thuốc điều trị.
Tuy nhiên vẫn cần phải kết hợp các phương pháp điều trị khác để hạn chế bệnh chuyển biến theo tình trạng xấu ảnh hưởng đến tính mạng đó là suy thận
 Có tác dụng kháng khuẩn
+ Nước dừa chứa: monolaurin, monoglyceride kháng virus, kháng khuẩn và antiprozoal được sử dụng để diệt các loại virus gây các bệnh như HIV, Herpes, cytomegalovirus, cảm cúm và các vi khuẩn khác.
Được sử dụng trong truyền máu
+ Nước dừa gần giống như huyết tương, do vậy nó được sử dụng trong truyền máu.
+ Trong trường hợp khẩn cấp, nước dừa còn được sử dụng như là một chất lỏng làm thông tĩnh mạch thay vì dùng các chất lỏng tiêu chuẩn.
Tác dụng của nước dừa trong thẩm mỹ
Dùng để giảm cân
+ Nước dừa là một chất điện phân tự nhiên giúp giải khát và tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, người ta dùng nước dừa để giảm cân cho những người béo phì..

Làm đẹp da
+ Chất cytokinin trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da, Acid lauric làm giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da, cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, làm ẩm cho da.
+ Khi sử dụng, thoa nước dừa lên vùng da xấu mỗi tối trước khi đi ngủ giúp hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn, vết rạn, ngứa da và eczema.

Những lưu ý khi sử dụng nước dừa
+ Không nên lạm dụng nước dừa: uống hơn 3 - 4 trái và uống liên tục nhiều ngày.
+ Không nên uống nước dừa vào buổi tối (gây đầy bụng).
+ Uống nước dừa từ từ (không nên pha đá hoặc kèm các hóa chất khác).
+ Sau khi đi ngoài trời nắng về uống nước dừa từng chút một (tránh uống quá nhiều sẽ dẫn đến các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao).
+ Khi thi đấu thể thao, uống nước dừa nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.

Những người không nên uống nước dừa
+ Những người có thể tạng thuộc âm: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp...  không nên dùng nước dừa.
+ Phụ nữ có thai không nên uống nước dừa vào quý thứ 1 của thai kỳ (khi uống nước dừa cần tham khảo ý kiến của bác sỹ sản khoa).

+ Người bị bệnh trị, huyết áp thấp, thấp khớp…không nên uống nước dừa.

Nguy hiểm từ tác hại ăn nhiều mỳ tôm

Mỳ tôm là món ăn phổ biến hiện nay và không còn xa lạ với mỗi người. Nhất là sinh viên thì mỳ tôm lại luôn là "bạn đồng hành" thân thiết. Tuy nhiên nếu lạm dụng và sử dụng mỳ tôm quá giới hạn sẽ vô hình tạo nên những ảnh hưởng đáng nghiêm trọng về sức khỏe như bệnh thận ( than hu), tim mạch... 

100% các mẫu mì tôm có chứa chất tẩy rửa
Vừa qua, tại Hội thảo về An toàn thực phẩm GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Hội Y tế công cộng cho biết trong thời gian qua, Công ty CP Dịch vụ Khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng (TP. Hồ Chí Minh) đã tiến hành phân tích 873 mẫu bún, bánh phở, mì tôm, hủ tiếu, há cảo, bánh bông lan… thì phát hiện 363 mẫu, tương ứng với khoảng 42% có chứa axit oxalic rất cao.

Đặc biệt với mì tôm, kiểm nghiệm 62 mẫu thì cả 62 mẫu đều có chứa axit oxalic, trong đó không chỉ mì sản xuất trong nước mà cả mì nhập khẩu đều chứa độc chất này với nồng độ dao động 30,8-449mg/kg.
Ông Sơn cho rằng, việc có hóa chất axit oxalic trong mì tôm hoặc các loại mì, bún… khác không phải để “nhuộm vàng” các sợi mì mà chính là để tẩy trắng bột nguyên liệu. Vì qua phân tích 353 mẫu bột, có 120 mẫu đã sẵn axit oxalic. Bởi vậy, một số nhà sản xuất mì tôm khẳng định không cho hóa chất nói trên vào mì nhưng khi xét nghiệm lại có trong sản phẩm của họ là như vậy.
Axit oxalic, theo hệ thống phân loại quốc tế là một chất chuyên dùng để tẩy rửa trong công nghiệp. Cho nên dù với bất cứ lý do gì thì hóa chất đó không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm do khi vào cơ thể, nó có xu hướng kết tủa nếu gặp chất dinh dưỡng có chứa canxi. Và sự kết tủa này sẽ gây sỏi thận và “đóng” ở các khớp xương thành “gai”, gây nên đau đớn cho những người mắc bệnh này.

Vô số bệnh tật nếu ăn nhiều mì tôm

Nước ta hiện đang là quốc gia tiêu thụ mì gói lớn thứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản với số lượng tiêu thụ khoảng 5,1 tỉ gói mì tôm mỗi năm.
Theo các chuyên y tế Acid oxalic có trong mì tôm là một acid hữu cơ mạnh, có áp lực cao với các ion kim loại như calci, sắt, natri, magne, kali... tạo nên các muối oxalat. Thông thường, acid oxalic được sử dụng trong công nghiệp và gia dụng.
Chẳng hạn, trong ngành gỗ để làm trắng gỗ bị đen do thời tiết, nắng...; làm chất tẩy rửa các dụng cụ gia đình; trong xử lý nước thải để loại bỏ calci trong nước thải... Tuy nhiêm vì có tính chất tẩy trẳng mà một số cơ sở chế biến thực phẩm đã lạm dụng loại hoá chất này sử dụng chế biến thực phẩm.

 Theo nguyên tắc Axit oxalic là chất chuyên dùng để tẩy rửa trong công nghiệp không được sử dụng trong chế biện thực phẩm, bởi rất độc hại cho cơ thể. Các nghiên cứu trên thế giới cho rằng việc thường xuyên dùng mì ăn liền sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ.
Nguyên nhân là do thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng hại cho sức khỏe, đặc biệt với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

Một thành phần khác có trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều nhiều có thể gây soi than. Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng, nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng yếu dần nếu dùng nhiều. Chưa nói đến trong mì còn có chất propylene glycol, chính là chất sáp bao lấy sợi mì để chống “đông” (không đóng bánh) mỗi khi cho mì vào nước sôi vào. Chất này dễ tích tụ trong gan, thận, tim gây những bất thường và tổn thương. Để kiểm chứng chất propylene glycol có trong mì, chỉ cần để nguội lạnh bát mì đã nấu là thấy nó nổi lên trên như váng mỡ trên bề mặt nước. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới không chỉ đối với mì ăn liền mà nói chung cho thực phẩm thì: Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn những thức ăn ít có nguy cơ gây bệnh, người tiêu dùng sẽ ngăn ngừa ít nhất được 30% tất cả các bệnh ung thư, còn những bệnh khác không kể. Cho nên đối với mì ăn liền nếu không có chất dinh dưỡng, nguy cơ gây bệnh lại cao thì tốt nhất… không nên ăn. Người có vấn đề về thận: suy thận, gút, thấp khớp, đau mạn tính vùng âm hộ cần hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng acid oxalic cao.
(sưu tầm)

Tuesday, July 22, 2014

"Siêu lợi ích" của cà phê

Cà phê là loại thực phẩm không còn xa lạ với mỗi người. Hiện nay với những thói quen sinh hoạt hằng ngày thì cà phê lại càng phổ biến hơn khi đóng vai trò là đồ uống vào mỗi buổi sáng. Ngoài việc giúp cho tinh thần sáng khoải, thoải mái để làm việc thì cà phê còn có nhiều lợi ích. Đó là hạn chế các bệnh về tim mạch, soi than...Hình ảnh sau đây sẽ giúp cho bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về lợi ích của cà phê.

Ngoài phương pháp hạn chế bệnh sỏi thận bằng cà phê ra thì người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống tránh tình trạng than hu cũng như chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn để đẩy lùi bệnh đến nguy cơ nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng đó là suy thận.



Sunday, July 20, 2014

Loãng xương từ suy thận

Suy thận là bệnh do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trong đó nguyên nhân hang đầu chính là soi than. Bởi vậy mà người bệnh cần có những phương pháp điều trị hợp lý. Tuy nhiên suy thận cũng có ảnh hưởng không ít nhiều đến chất lượng hoạt động xương của cơ thể chúng ta.


Bệnh nhân bị suy thận dễ bị loãng xương vì: quá trình tổn thương trong bệnh suy thận gây rối loạn cân bằng 2 chất canxi và phốt pho trong cơ thể, dẫn đến thiếu hụt canxi trong xương. Thận suy không thải trừ được lượng phốt pho thừa ra ngoài, nên nồng độ phốt pho tăng cao trong máu, cơ thể phải huy động canxi từ xương ra máu, dẫn đến mất canxi ở xương, lâu ngày gây loãng xương. Khi nồng độ canxi trong máu giảm, tuyến cận giáp là tuyến giúp điều hoà canxi trong cơ thể sẽ tăng hoạt động, dẫn đến canxi trong xương sẽ bị mất dần đi, gây loãng xương.


Mặt khác, do chức năng thận bị hỏng, than hu nó không thể biến đổi được vitamin D từ thức ăn sang dạng hoạt động nên cơ thể thiếu hụt vitamin D cũng là lý do gây loãng xương. Muốn phòng chống loãng xương do suy thận, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây: giảm lượng phốt pho trong khẩu phần ăn, dùng thuốc thấm phốt pho, bổ sung vitamin D, canxi, tập thể dục thường xuyên vừa sức cho xương được tăng cường chất canxi, cắt bỏ một phần tuyến cận giáp.

Sỏi thận cần tránh các loại thuốc gì?

Bệnh soi than đang là bệnh có tỉ lệ người mắc bệnh cao trong những năm qua ở Việt Nam gây ảnh hưởng không ít nhiều đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế mà người bệnh cần phải tuân thủ những phương pháp ăn uống, luyện tập thể dục thể thao cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên 1 số ít bệnh nhân vẫn còn chủ quan trong việc điều trị bệnh bằng thuốc, không “để ý” những thuốc cần tránh dẫn đến những tình trạng bệnh theo tình huống xấu hơn.


Đa số các loại thuốc: uống, tiêm, dùng ngoài da (nhỏ mắt, mũi, tai; đặt hậu môn, âm đạo) xông hít... đều đào thải qua thận dưới dạng biến đổi hay không biến đổi nên đều có thể gây hại thận, than hu tùy theo mức độ độc hại của thuốc. Người suy giảm chức năng thận nhẹ có độ thanh thải creatinin huyết thanh trên 150micro.mol/L và người trên 60 tuổi có độ thanh thải creatinin huyết thanh trên 120 micro.mol/L đã có thể gặp những trường hợp như: không bài xuất hết được thuốc hoặc chất chuyển hóa của thuốc nên tích tụ lại gây nhiễm độc cho cơ thể. Một số thuốc không có hiệu quả hoặc giảm tác dụng khi chức năng thận bị suy giảm.

Vì vậy, với những đối tượng này nên lưu ý tránh dùng các thuốc sau: thuốc điều trị bệnh glocom: acetazolamid,  thuốc chống ung thư: cisplatin; ifosfamid;  thuốc chống rối loạn lipid máu: clofibrat, kháng sinh chống nhiễm khuẩn nặng: colistin; thuốc chống viêm không steroid: indomethacin; ibuprofen; ketoprofen;  meloxicam; piroxicam; naproxen; tenoxicam, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2: metformin; thuốc kháng khuẩn tiết niệu: nitrofurantoin; thuốc giải độc kim loại: penicilamin; sulfonamid kháng khuẩn: sulfadiazin; các loại kháng sinh: neomycin; tetracylin và các thuốc cùng nhóm như: doxycylin,  myocylin...    

Tóm lại là bệnh nhân sỏi thận cần phải chú ý đến thành phần của thuốc trong việc điều trị bệnh, tránh tình trạng bệnh diễn biến và suy giảm theo chiều xấu, dẫn đến tình trạng suy thận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người.
(sưu tầm)

Sunday, July 13, 2014

Hoa quỳnh chữa sỏi thận

Thận là bộ phận đóng vai trò không nhỏ đến duy trì sự sống của con người. Do nhiều yếu tố tác động như môi trường hoặc do chế độ ăn uống mà thận bị suy yếu dẫn đến than hu, lâu dài có là sỏi thận. Nếu bệnh nhân đến giai đoạn sỏi thận không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người. Chính vì thế mà cần có những phương pháp điều trị thận hiệu quả. 

Trong dân gian, hoa quỳnh không còn xa lạ với mỗi người. Là loài hoa chỉ thường nở về đêm bây giờ không những mang lại vẻ đẹp thuần khiết và hoa còn là 1 loại thuốc chữa bệnh sỏi thận.

Cách chữa soi than, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20-30 g, dùng liền trong vài tuần.

Có thể phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: Hoa quỳnh 30 g, kim tiền thảo 20 g, diếp cá 20 g, rễ cỏ tranh 10 g, thái nhỏ, sắc lấy nước đặc chia 3 lần uống trong ngày.
Từ năm 1966 đến 1974, dược sĩ Phan Đức Bình đã nghiên cứu và khẳng định, dịch nhầy chiết từ hoa quỳnh tươi không những làm tan sỏi mà còn trị được chứng đái tháo đường. Cách dùng và liều lượng như trên.
Các công dụng khác:
Thuốc bổ mát, chữa ho có đờm, ho do lao và hen: Hoa quỳnh mới nở để tươi, thái nhỏ, hấp với mật ong hoặc nấu với trứng gà ăn nóng trong ngày. Người lớn 2 - 3 hoa, trẻ em 1- 2 hoa.

Chữa ho, viêm họng: Hoa quỳnh 30 g, lá xương sông 10 g rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát sạch cùng với mật ong 10 ml, đun cách thủy trong 15-30 phút. Để nguội, trộn đều, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa đau bụng, vết bầm tím sưng đau: Hoa quỳnh mới nở, cắt ngâm ngay vào rượu cho ngập trong 10-15 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 ml.

Theo tài liệu nước ngoài, có thể lấy hoa quỳnh 15-30 g thái nhỏ, nấu với thịt lợn nạc làm món ăn - vị thuốc chữa viêm phế quản, lao hạch, lao phổi.
(sưu tầm)

Thông tin cơ bản cần biết về suy thận

Suy thận là 1 trong những vấn đề sức khoẻ cộng đồng và có tỉ lệ người mắc bệnh cao. Nguyên nhân dẫn đến suy thận chủ yếu là soi than, tăng huyết áp, suy tim...Bệnh gây tổn thương đa cơ quan, gây ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý và gánh nặng về kinh tế đối với người bệnh và xã hội. Nếu không được duy trì điều trị sẽ dẫn đến tử vong. Chính vì thế y học có phát triển đến đâu thì vẫn chưa có hướng điều tri triệt để nào cả. Bởi vậy là chúng ta cần có những phương pháp hay chế độ ăn uống dinh dưỡng và thể dục thể thao hợp lý để có bảo vệ quả thận của mình tránh than hu.
Sau đây, PGS - TS Phạm Văn Bùi sẽ giúp cho người đọc chúng ta có những kiến thức về nguyên nhân cũng như hướng điều trị về bệnh suy thận.

Thursday, July 10, 2014

Bệnh nhân suy thận cần vitamin gì?

 Để cơ thể hoạt động bình thường, cần ít nhất là 13 loại Vitamins, theo một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ có thể có đủ Vitamins cần thiết. Tuy nhiên, bệnh nhân suy thận thường không có đủ các loại Vitamins là do: Phải theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt; Mất cảm giác ăn ngon miệng; phản ứng phụ của thuốc; Mất đi một số Vitamins trong quá trình lọc máu. Một số Vitamins phải hạn chế thậm chí phải tránh vì nó sẽ tích tụ trong cơ thể do thận không còn hoạt động.

Những Vitamin nào cần khi bị suy thận?
Có 2 loại Vitamins: Vitamin tan trong chất béo và Vitamin tan trong nước. Vitamin tan trong nước không tích tụ trong cơ thể và cần phải được thay thế hàng ngày qua chế độ ăn uống. Bệnh nhân suy thận cần các loại Vitamin tan trong nước; bao gồm các loại vitamins B1, B2, B6, B12, folic acid, niacin, pantothenic acid, biotin và một liều nhỏ  vitamin C.


Khi bị suy thận cần tránh những loại Vitamin nào?
 Các Vitamin tan trong chất béo (A, D, E và K) thường tích tụ trong cơ thể, vì vậy nên tránh, trừ khi bác sỹ kê đơn. Vitamin A đặc biệt cần được quan tâm, vì lượng độc tố cao có thể có trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Bác sỹ sẽ kê đơn dùng thêm Vitamin D, dựa vào kết quả xét nghiệm máu, đo lượng Canxi, phốt-pho và mức hócmon tuyến cận giáp (PTH).  Bệnh nhân suy thận cần dùng thêm activate vitamin D. Vitamin C cần dùng liều từ 60 đến 100mg. Cần để ý, Vitamin C có thể làm tăng mức oxalate, nó có thể lắng đọng trong xương và ở các mô mềm.

Làm sao để biết có cần dùng thêm Vitamin hay không?
Nếu bác sỹ không kê đơn cho bạn, hãy hỏi bác sỹ, vì bệnh nhân suy thận, soi than, than hu cần dùng Vitamin theo chỉ định của bác sỹ. Các loại Vitamin tổng hợp hay tăng lực có thể bao gồm những Vitamins và khoáng chất mà bệnh nhân suy thận không được dùng, vì vậy không tự ý mua thuốc mà cần theo đơn của bác sỹ.

Tại sao người suy thận cũng phải ăn nhạt

Trong chế độ ăn uống cho người suy thận, tôi thấy bác sĩ dặn phải kiêng muối và kali nhưng những bệnh nhân này lại rất thèm muối. Xin quý báo cho biết, vì sao lại phải kiêng muối và kali?

Trả lời

Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của nhiều bệnh thường gặp, nhất là bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh lý mạch máu thận, soi than... Mục tiêu căn bản trong điều trị bảo tồn suy thận mạn là tránh tổn thương thận, ngăn ngừa hay làm chậm sự tiến triển của suy thận mạn và điều trị hội chứng urê huyết cao. Đối với những bệnh nhân này, chế độ ăn nhạt là rất cần thiết, đặc biệt khi có phù, tăng huyết áp và suy tim. Muối chỉ nên dùng 1-2g/ngày, không nên ăn nhiều bột ngọt, bột canh, gia vị vì tất cả các loại này đều chứa natri. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần hạn chế kali. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào. Vì thế bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít, cam, chanh, lựu, các quả khô, hạt dẻ, lạc, cà phê. Các loại rau, quả ít kali là bầu, bí, susu, mướp, bắp cải, súp lơ, lê, táo, vú sữa, quýt, mận. Chế độ ăn nhạt làm người bệnh rất khó chịu, vì vậy cần thay đổi món ăn thường xuyên, còn người bệnh cần cố gắng thích nghi. Cần có những chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để bảo vệ thận tránh than hu

Tuesday, July 8, 2014

Sỏi tiết niệu - ai dễ mắc bệnh nhất?

Người mắc bệnh sỏi niệu lâu ngày nếu không được điều trị tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, lao động và sinh hoạt hằng ngày. Việc điều trị cũng khá tốn kém và là gánh nặng cho ngân sách bản thân, gia đình và xã hội.

Ai hay bị bệnh sỏi tiết niệu?
Bệnh sỏi đường tiết niệu hay xảy ra ở thận nhất, kế đó là sỏi niệu quản, sỏi bàng quang ít gặp hơn còn sỏi kẹt niệu đạo chỉ xảy ra ở đàn ông. Vì niệu đạo của đàn ông dài, sỏi khó thoát ra ngoài theo dòng nước tiểu.
Sỏi thường xảy ra ở đàn ông, với tỷ lệ 5 đàn ông mới có 1 phụ nữ mắc bệnh. Tuổi mắc sỏi niệu ở đàn ông trung bình từ 20 – 40 tuổi còn phụ nữ lại từ 25 – 40 tuổi. Tuy nhiên đến năm 55 tuổi trở lên, phụ nữ lại có nhiều người bị sỏi niệu. Nguyên nhân được các chuyên gia y học cho rằng do có sự thay đổi về nội tiết tố nữ và tình trạng loãng xương gia tăng ở lứa tuổi mãn kinh. Ở trẻ em, bệnh nhân mắc sỏi niệu thường dưới 10 tuổi, lứa tuổi từ 10 – 18 tuổi lại ít bị sỏi niệu hơn. Cũng chưa có lời lý giải nào khả dĩ chấp nhận được cho tình trạng trên.

Các chuyên gia về tiết niệu Trung Quốc nhận thấy rằng: sỏi niệu( soi than )thường xảy ra ở người nông thôn hơn là người thành thị, những người sống ở các vùng ven biển và các vùng núi đá vôi, nguồn nước chứa quá nhiều canxi cũng dễ bị bệnh hơn các vùng khác.
Người ta thấy rằng những chủng tộc khác nhau có tỷ bệnh sỏi niệu khác nhau. Theo y văn thì những người da đen và những người ở vùng nhiệt đới có tỷ lệ mắc bệnh tương đối thấp. Có tới 30% bệnh nhân sỏi niệu có yếu tố di truyền trong gia đình. Có người cho rằng không có yếu tố di truyền trong gen của những người này mà do họ chung sống trong một gia đình, có cùng chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng như lao động nên dễ phát sinh bệnh sỏi niệu. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là sỏi niệu ở những bệnh nhân có yếu tố di truyền rất hay tái phát và thường khó điều trị và để lâu dài bệnh sẽ dẫn đến thành suy thận

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi niệu
Sỏi niệu có liên quan khá mật thiết đến tình trạng khí hậu và thời tiết nơi sinh sống: khi khí hậu trở nên nóng bức, mồ hôi ra nhiều và nước tiểu bị cô đặc làm cho các tinh thể muối trong nước tiểu bị bão hòa và dễ bị kết tủa tạo sỏi trong thận hoặc bàng quang. Việc phát bệnh sỏi niệu cũng liên quan mật thiết đến mùa: mùa hè và mùa thu bệnh dễ mắc hơn mùa xuân và mùa đông. Việc uống nhiều thức uống chứa đường trong mùa hè cũng là nguyên nhân gây sỏi niệu.


Sỏi niệu có liên quan mật thiết đến nghề nghiệp của bệnh nhân: những người làm việc ở môi trường nắng nóng như thợ luyện kim, công nhân xây dựng, thủy thủ, những người làm việc trí óc căng thẳng như bác sĩ, nhân viên văn phòng... dễ bị mắc bệnh hơn những người làm nghề lao động phổ thông. Có những công trình nghiên cứu cho thấy bệnh sỏi niệu có liên quan đến các loại hormon gây stress ở người.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh bệnh, những người uống nhiều loại nước có chất canxi rất dễ bị bệnh, việc uống sữa quá nhiều cùng với các chất pha thêm vào sữa như melamin vừa qua cũng tăng nguy cơ gây bệnh vì tăng hàm lượng canxi hấp thu vào cơ thể. Uống ít nước, ăn quá mặn, ăn nhiều các thức ăn giàu canxi có mặt tốt nhưng cũng tăng nguy cơ bị bệnh than hu lên cao.

Bệnh sỏi niệu có thể phòng ngừa được


Việc uống đủ nước, nhất là khi thời tiết quá nóng bức hoặc làm việc nặng trong môi trường có nhiệt độ cao, phòng tránh và điều trị tốt các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, có một chế độ ăn hợp lý, không quá nhiều các sản phẩm có canxi và các chất có thể gây sỏi... là chúng ta có thể tránh được căn bệnh gây nhiều tác hại và đang là tiêu điểm của dư luận như hiện nay.