Sunday, July 20, 2014

Sỏi thận cần tránh các loại thuốc gì?

Bệnh soi than đang là bệnh có tỉ lệ người mắc bệnh cao trong những năm qua ở Việt Nam gây ảnh hưởng không ít nhiều đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế mà người bệnh cần phải tuân thủ những phương pháp ăn uống, luyện tập thể dục thể thao cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên 1 số ít bệnh nhân vẫn còn chủ quan trong việc điều trị bệnh bằng thuốc, không “để ý” những thuốc cần tránh dẫn đến những tình trạng bệnh theo tình huống xấu hơn.


Đa số các loại thuốc: uống, tiêm, dùng ngoài da (nhỏ mắt, mũi, tai; đặt hậu môn, âm đạo) xông hít... đều đào thải qua thận dưới dạng biến đổi hay không biến đổi nên đều có thể gây hại thận, than hu tùy theo mức độ độc hại của thuốc. Người suy giảm chức năng thận nhẹ có độ thanh thải creatinin huyết thanh trên 150micro.mol/L và người trên 60 tuổi có độ thanh thải creatinin huyết thanh trên 120 micro.mol/L đã có thể gặp những trường hợp như: không bài xuất hết được thuốc hoặc chất chuyển hóa của thuốc nên tích tụ lại gây nhiễm độc cho cơ thể. Một số thuốc không có hiệu quả hoặc giảm tác dụng khi chức năng thận bị suy giảm.

Vì vậy, với những đối tượng này nên lưu ý tránh dùng các thuốc sau: thuốc điều trị bệnh glocom: acetazolamid,  thuốc chống ung thư: cisplatin; ifosfamid;  thuốc chống rối loạn lipid máu: clofibrat, kháng sinh chống nhiễm khuẩn nặng: colistin; thuốc chống viêm không steroid: indomethacin; ibuprofen; ketoprofen;  meloxicam; piroxicam; naproxen; tenoxicam, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2: metformin; thuốc kháng khuẩn tiết niệu: nitrofurantoin; thuốc giải độc kim loại: penicilamin; sulfonamid kháng khuẩn: sulfadiazin; các loại kháng sinh: neomycin; tetracylin và các thuốc cùng nhóm như: doxycylin,  myocylin...    

Tóm lại là bệnh nhân sỏi thận cần phải chú ý đến thành phần của thuốc trong việc điều trị bệnh, tránh tình trạng bệnh diễn biến và suy giảm theo chiều xấu, dẫn đến tình trạng suy thận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người.
(sưu tầm)

No comments:

Post a Comment