Tuesday, June 24, 2014

Mối tương quan giữa gout và sỏi thận

Bênh gout được coi là “Bệnh nhà giàu” nhưng với hiện nay thì tất cả mọi người đều có thể mắc phải và có tỉ lệ người mắc phải cao nhất. Không những thế nó còn gây nhiều biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Đó chính là suy thận và sỏi thận.Không ít người ngĩ đến gout có thể tạo nên những biến chứng như thế nên có những hiểu biết sai lầm trong chế độ dinh dưỡng đã vô hình làm cho tình trạng của bệnh tiến triển xấu hơn.


Biến chứng nguy hiểm đe dọa tới tính mạng phải kể đến những biến chứng ở thận. Các tổn thương thận khiến than hu gặp khoảng 10 -15% các trường hợp bị gout, biểu hiện chủ yếu là viêm khe thận, cầu thận. Đây là nguyên nhân dẫn đến suy  thận và tử vong.

Sỏi thận chiếm 10 -20% các trường hợp bị bệnh gout. Sự hình thành soi than do sự lắng đọng muối urat tại hệ thống ống dẫn  nước tiểu của thận. Bình thường lượng acid uric được thải qua đường niệu trong 24 giờ từ 400 – 500mg. Với bệnh nhân gout khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao bất thường nó được đào thải ra khỏi cơ thể một lượng lớn và  nồng độ cao trong nước tiểu, đây là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng trong hệ thống dẫn niệu gây sỏi thận. Acid uric hay muối urat là sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein mà trong các loại thịt có màu đỏ, phủ tạng động vật chứa nhiều chất này. Do đo, nếu một người không biết mình bị tăng acid uric máu, không biết mình bị bệnh gout  chỉ thấy viêm thận sỏi thận mà cứ vô tư tẩm bổ bầu dục sẽ khiến lượng muối urat lắng đọng nhiều hơn, bệnh tiến triển nặng hơn. Ở bệnh nhân bị bệnh gout nguyên phát, đặc biệt ở những bệnh nhân đã bị bệnh gout lâu năm, đã bị bệnh gout mạn tính thì tỷ lệ mắc sỏi thận tăng lên đáng kể.

Với bệnh nhân đang điều trị bệnh gout mà không kiểm tra được chức năng thận thường xuyên,  không kiểm tra được xem có sỏi ở hệ thống tiết niệu hay không mà vẫn sử dụng các loại thuốc  làm tăng đào thải acid uric thì khả năng bị sỏi thận tăng lên, bệnh lý sỏi thận nặng lên. Chính vì vậy không nên dùng thuốc làm tăng đào thải acid uric cho những bệnh nhân có sỏi tiết niệu. Hạn chế dùng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao hình thành sỏi tiết niệu.


Khi phát hiện mình có những triệu chứng nghi ngờ bệnh gout, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán, kiểm tra các bệnh liên quan và đặc biệt là hệ thống thận tiết niệu. Bác sĩ sẽ đưa ra chương trình điều trị hợp lý, chiến lược điều trị phòng chống tái phát, ngăn chặn các biến chứng có hại, đặc biệt là biến chứng viêm thận kẽ, sỏi thận.

4 comments:

  1. Cho đến nay bệnh gút không những là bệnh lý của người giàu mà nó đã và đang dần trẻ hóa và lan rộng với tất cả mọi người. Bởi vì nguyên do gây nên bệnh gút cũng đa dạng hơn. Nếu không chịu thay đổi chế độ sinh hoạt cũng như cách sống sẽ để lại hậu quả nghiêm trong cho người bệnh sau này. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của người bệnh, nặng có thể dẫn tới tàn tật, ảnh hưởng tới tính mạng. Cũng là nguyên nhân chính gây nên bệnh sỏi thận.

    ReplyDelete
  2. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  3. Mình có con bạn thân bị bệnh gout, rất đau nhức trong quá trình hoạt động hàng ngày. Điều này mình thấy gây nên là do đồ ăn mà con bạn thân mình ăn mỗi ngày chứa quá nhiều chất đạm. Thật là nguy hiểm nếu nó cứ ăn uống mà không luyện tập gì cả. Hôm nọ mình đọc bài này cũng hay phết, các bạn có thể tham khảo: https://suckhoehangngay365.blogspot.com/2017/10/phuong-thuoc-chua-benh-gout-hieu-qua.html>

    ReplyDelete